Chỉ số hCG không chỉ là dấu hiệu thông báo bạn có thai mà còn cho biết nhiều chỉ số khác trong thai kỳ, trong đó có nguy cơ sảy thai.
hCG (human chorionic gonadotropin) là một hormone được sản sinh trong quá trình mang thai, nó có thể chứa đựng nhiều thông tin về thời kỳ mang thai của bạn. Dựa vào chỉ số hCG, bác sĩ có thể chẩn đoán người mẹ đã mang thai chưa, có mang thai ngoài tử cung hay không và nhiều điều bất ngờ khác:
Khi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ xác nhận bạn có thai bằng cách kiểm tra sự hiện diện của hCG. Cũng thông qua mức độ của hCG, bác sĩ sẽ kiểm tra liệu thai kỳ khỏe mạnh hay có biến chứng.
Bác sĩ có thể thực hiện 2 loại xét nghiệm với mức độ hCG:
– Xét nghiệm chất lượng hCG: cho bác sĩ biết nếu hCG được tìm thấy trong mẫu xét nghiệm.
– Xét nghiệm định lượng: cho phép bác sĩ kiểm tra có bao nhiêu hCG thực sự trong mẫu. Thông qua những con số này, bác sĩ có thể cho biết bạn đang mang đơn thai hay song thai và những con số này cũng cho biết tuổi thai.
Nếu bạn gặp biến chứng khi mang thai, bác sĩ sử dụng kết quả định lượng để chẩn đoán liệu bạn có nguy cơ sảy thai không.
Mức độ hCG
Tùy thuộc vào tuổi thai, hàm lượng hCG phải đạt được một mức nhất định. Các bác sĩ sử dụng một biểu đồ tiêu chuẩn hoặc các phép đo để kiểm tra hàm lượng hCG theo tuổi thai có trong một phạm vi bình thường không. Nếu không, bác sĩ sẽ xem lý do tại sao chúng không nằm trong giới hạn bình thường. Thai phụ có thể phải siêu âm, khám phụ khoa hoặc được theo dõi mức độ hCG trong thời gian nhất định. Thông thường, khi sảy thai, mức độ hCG sẽ giảm đáng kể.
Các triệu chứng của sảy thai
Các trường hợp sảy thai là khác nhau. Triệu chứng thường gặp của sảy thai bao gồm chảy máu, chuột rút, đau lưng nhẹ hoặc nặng, đột ngột giảm dấu hiệu của thai kỳ…
Một số ít phụ nữ đẻ non mà không biết mình đang mang thai và sảy thai cũng được nhiều phụ nữ lầm tưởng là chu kỳ kinh nguyệt của họ.
Điều trị
Nếu bạn mới có thai mà bị sảy, cơ thể sẽ tự đào thải các mô bào thai ra ngoài. Bác sĩ có thể kê toa thuốc khi bạn bị chảy nhiều máu. Nếu bào thai chưa bị đẩy hết ra ngoài, thai phụ có thể được chỉ định nạo thai.
Những cân nhắc
Nhiều trường hợp sảy thai không thể phòng tránh nhưng bạn có thể giảm nguy cơ sảy thai bằng chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, uống axit folic hàng ngày.
Hút thuốc có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, bạn nên bỏ thuốc lá trước khi có ý định mang thai.