1 tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.
Bé có thể làm gì ở mốc 1 tuổi này?
Xã hội/ Cảm xúc
– Xấu hổ hoặc lo lắng trước người lạ
– Khóc khi bố mẹ rời đi
– Có đồ chơi và người thân bé yêu thích
– Thể hiện sư sợ hãi trong một số trường hợp
– Bé lấy sách đưa cho bạn khi muốn được nghe kể truyện
– Liên tục lặp lại âm thanh hoặc hành động để gây chú ý
– Giơ tay hoặc chân ra trợ giúp khi được mặc quần áo
– Chơi các trò như ú òa, trốn tìm.
Ngôn ngữ/ Giao tiếp
– Thực hiện được những yêu cầu đơn giản
– Thực hiện những động tác đơn giản, như lắc đầu ”không” hoặc vẫy tay ”bye-bye”
– Bập bẹ với ngữ điệu thay đổi (ngữ điệu giống như nói)
– Nói ”mẹ mẹ”, ”bà bà” và thán từ ”u”, ”à”
– Cố gắng nói những từ bạn nói.
Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)
– Khám phá mọi thứ bằng nhiều cách khác nhau, như lắc, đập, ném
– Tìm đồ bị giấu một cách dễ dàng
– Nhìn đúng vào bức tranh hoặc đồ vật khi bạn gọi tên chúng
– Bắt chước động tác
– Bỏ đồ vào trong hộp, lấy đồ ra khỏi hộp
– Đập hai tay vào hai thứ cùng lúc
– Bắt đầu dùng đúng chức năng của đồ vật; ví dụ, uống nước bằng cốc, dùng lược chải đầu
– Chọc bằng ngón trỏ
– Thực hiện những chỉ dẫn đơn giản như ”nhặt đồ chơi lên”.
Vận động/ Phát triển thể chất
– Tự đến được chỗ ngồi không cần trợ giúp
– Vịn vào bàn, ghế tự đứng lên và chuyền
– Có thể chập chững được vài bước
– Có thể tự đứng được một mình.
Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển ở giai đoạn này?
– Cho bé thời gian để làm quen thêm với người chăm sóc mới cho bé. Mang theo món đồ chơi yêu thích để trấn an bé.
– Đối với những hành động không mong muốn của bé, hãy nói nghiêm khắc ”không”. Không la rầy, tét đít hoặc giải thích dài dòng. Khoảng 30 giây hoặc 1 phút sau bé sẽ định hướng lại.
– Ôm, hôn, và khen ngợi thật nhiều những hành động tốt của bé.
– Hãy dành nhiều thời gian để khen ngợi cho hành vi tốt hơn là trừng phạt hành vi xấu (Khen ngợi nhiều gấp 4 lần trừng phạt giúp định hướng lại cho bé).
– Nói cho bé nghe bạn đang làm gì. Ví dụ: “Mẹ đang rửa tay con ạ”.
– Đọc cho bé nghe hàng ngày. Để cho bé lật trang sách. Lần lượt chỉ cho bé các bức tranh.
– Xây dựng từ hoàn chỉnh từ âm thanh mà bé nói hoặc cố gắng để nói, hoặc cái mà bé chỉ. Khi bé chỉ vào hoa và nói ”a..a”, bạn nói ”Đúng rồi, đó là hoa, bông hoa màu đỏ”.
– Đưa cho bé bút màu, giấy và để bé vẽ tự do. Chỉ cho bé cách vẽ các đường lên, xuống và đường kẻ ngang tờ giấy. Cổ vũ bé khi bé cố gắng để bắt chước bạn.
– Chơi với hình khối, bộ đồ chơi hình khối xếp từ to đến nhỏ, các loại đồ chơi khuyến khích bé dùng tay.
– Giấu đồ chơi nho nhỏ hoặc các đồ vật khác để trẻ đi tìm.
– Dạy bé nhận biết các bộ phận cơ thể hoặc những thứ mà bạn nhìn thấy khi đưa bé đi chơi.
– Hát có kèm động tác minh họa, như “Hai bàn tay xinh”, ”Một con vịt”.
– Đưa cho bé nồi, chảo hoặc nhạc cụ như trống. Khuyến khích bé tạo ra âm thanh.
– Tạo không gian an toàn cho bé khám phá.
– Đưa cho bé đồ chơi dạng đẩy, kéo như xe đẩy, xe kéo.
Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những dấu hiệu sau:
– Không bò
– Không đứng được ngay cả khi có người hỗ trợ
– Không đi tìm đồ vật bạn giấu
– Không chỉ tay vào đồ vật
– Không học những động tác như vẫy tay, lắc đầu
– Không nói từ đơn như ”mẹ” hoặc ”bà”
– Mất những kỹ năng bé đã từng biết.