18 tháng tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn. Bé có thể làm gì tại mốc 18 tháng tuổi này?
Xã hội/ Cảm xúc
– Thích đưa đồ cho người khác trong khi chơi
– Bé biết dỗi, cáu
– Có thể bé sợ người lạ
– Biết thể hiện tình cảm với người thân
– Có những hành động giả vờ đơn giản như cho búp bê ăn
– Có thể bé bám chặt lấy người thân trong một số tình huống lạ
– Bé chỉ cho người khác xem điều mà mình thấy thú vị
– Một mình khám phá xung quanh kể cả khi có bố mẹ ở gần.
Ngôn ngữ/ Giao tiếp
– Nói một số từ đơn
– Nói và lắc đầu “Không”
– Chỉ tay vào thứ mà bé nuốn.
Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)
– Biết chức năng của những vật thông dụng như: điện thoại, bàn chải đánh răng, thìa…
– Chỉ được một bộ phận trên cơ thể
– Thể hiện sự thích thú khi giả vờ cho búp bê hoặc thú đồ chơi ăn
– Chỉ tay để gây chú ý của người khác
– Vẽ nguệch ngoạc
– Có thể thực hiện được “chỉ dẫn đơn” mà không cần ra hiệu cho bé, ví dụ bé ngồi xuống khi bạn nói “Ngồi xuống nào con”.
Vận động/ Phát triển thể chất
– Tự đi
– Có thể đi và chạy
– Vừa đi vừa kéo theo đồ chơi
– Có thể đã biết cởi quần áo cho mình
– Tự cầm cốc uống nước
– Tự xúc bằng thìa.
Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển trong giai đoạn này?
– Tạo không gian an toàn cho bé khám phá và đi bộ càng nhiều càng tốt
– Khen ngợi hành vi tốt nhiều hơn là trừng phạt hành vi xấu
– Miều tả tâm trạng của bé. Ví dụ, bạn nói : “Con hát hay quá”
– Cổ vũ bé chơi trò bắt chước, ví dụ cho búp bê ăn, gọi điện thoại…
– Dạy bé biết cảm thông và chia sẻ. Ví dụ, khi bé thấy một bé khác đang buồn, hãy khuyến khích bé đến ôm và vỗ về bạn.
– Đọc sách và nói về bức tranh trong sách bằng những từ đơn giản
– Dùng những từ miêu tả tâm trạng và cảm giác
– Sử dụng những cụm từ ngắn gọn, rõ nghĩa.
– Hỏi bé những câu hỏi đơn giản
– Giấu đồ dưới tấm khăn hoặc gối, cổ vũ bé đi tìm
– Cho bé chơi trò chơi xếp hình, chơi bóng, hoặc các đồ chơi giúp bé học về nguyên nhân, kết quả và cách giải quyết vấn đề.
– Dạy bé nói tên các bức tranh trong sách và tên của các bộ phận trên cơ thể bé
– Đưa cho bé đồ chơi mà bé có thể đẩy hoặc kéo thoải mải và an toàn
– Đưa bóng cho bé đá, lăn, và ném
– Khuyến khích bé dùng cốc và dùng thìa dù bé có làm văng vãi đến đâu chăng nữa
– Thổi bóng bay và cho bé bóp bóng.
Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:
– Không chỉ vào vật cho người khác xem
– Không đi
– Không biết chức năng những đồ dùng quen thuộc dùng làm gì
– Không bắt chước người khác
– Không nói được từ nào mới
– Không nói được ít nhất 6 từ
– Không để ý hoặc không quan tâm khi người chăm sóc bé rời đi hoặc quay trở lại
– Đánh mất những kỹ năng mà bé từng biết.