Việc được phụ giúp cha mẹ và được làm những việc trẻ thích sẽ giúp trẻ thêm hiểu rõ về những phong tục truyền thống.
Trẻ con ngày nay nghĩ về Tết có giống ngày xưa khi bố mẹ còn thơ bé? Trẻ nhiều khi cũng định nghĩ Tết rất ngộ nghĩnh, một phần vì Tết bây giờ đã đổi thay quá nhiều. Thậm chí, thời gian eo hẹp, mẹ cũng không có nhiều thời gian để quan tâm con như ngày thường huống hồ gì là bảo ban con những điều hay từ phong tục Tết như bà vẫn dạy mẹ trước kia!
Việc trẻ nghỉ trước Tết một tuần thật sự là vấn đề đau đầu của không ít bà mẹ. Vì Tết đã bận bao nhiêu là việc cơ quan và việc nhà mà mẹ lại còn phải bận tâm giải quyết “sự rảnh rỗi” của “cục cưng”. Cho trẻ giúp việc nhà thì nhiều bà mẹ e ngại quần áo, tay chân con lấm bẩn hoặc con lóng ngóng, vụng về quá, một số bà mẹ chỉ cần con ngồi yên chơi điện tử, xem TV là đủ khiến mẹ vui, thảnh thơi mà lo việc tết.
Tết này con sẽ làm gì?
Người mẹ thường cho rằng nếu để cho trẻ “nhúng tay” vào công việc thì thật sự chỉ làm cho mọi việc trở nên rắc rối hơn và thậm chí mệt gấp đôi nếu lại phải dọn dẹp “bãi chiến trường” của con. Vì thế, việc thét lên “Con có ngồi yên không” là cách mà đa số phụ huynh thường buộc phải làm với con vì quỹ thời gian vô cùng eo hẹp.
Thật sự trẻ có phải là “kẻ phá bĩnh” chuyên nghiệp trong nhà và việc gì trẻ giúp cha mẹ đều thành “thảm hoạ”? Thật ra, cha mẹ nên hướng trẻ làm các việc hợp sở thích và tính cách của trẻ. Với trẻ thích vận động thì nên giao các việc như dọn dẹp nhà, phơi quần áo… Với trẻ có năng khiếu mỹ thuật thì việc vẽ trang trí thiệp chúc tết & trang trí cây mai, cây đào… Với trẻ thích nấu ăn thì gói mứt hay lau lá…
Việc được phụ giúp cha mẹ và được làm những việc trẻ thích sẽ giúp trẻ thêm hiểu rõ về những phong tục truyền thống. Lúc ấy, Tết không chỉ là lì xì, là đi chơi… như trong một clip phỏng vấn ngắn mà nhãn hàng Omo vừa thực hiện.
Bài học đầu đời dễ nhớ
Nếu biết cách sắp xếp cân bằng thì mẹ vẫn có được những giây phút chuẩn bị Tết thật vui cùng con trẻ. Một chút bận rộn và nhộn nhịp khi cùng con làm món mứt Tết, trang trí bình hoa mai giả kết giấy, trông nồi bánh chưng đêm 30… chắc chắn sẽ làm gian bếp rộn rã hẳn lên và hơn hết tiếng cười giòn tan của con trẻ sẽ xua tan mọi mệt nhọc của mẹ. Trẻ được cha mẹ cho phụ giúp chuẩn bị Tết vừa thêm tự tin vừa thêm hiểu biết qua việc quan sát và thực hành cùng làm việc nhà với cha mẹ. Thật vậy, một bài học về sự tôn kính ông bà, tổ tiên sẽ không còn khó hiểu nếu mẹ dạy con học thông qua việc cùng mẹ chuẩn bị mâm ngũ quả. Khi con khai bút đầu xuân, con sẽ thấm thía hơn bao giờ hết tinh thần hiếu học của dân tộc ta và sẽ cố gắng học hành chăm ngoan.
Lúc ấy, sẽ không còn cảnh con rụt rè lắc đầu “Con không biết” khi được hỏi về Tết. Với con, Tết được lấm bẩn để hiểu thêm giá trị ngày tết thật ý nghĩa và thật khó quên vì học được những bài học làm người thật dung dị, dễ nhớ.