Francis L. Thompson, kỹ sư tại tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ là một ông bố của 12 đứa con, tất cả đều ngoan ngoãn, giỏi giang mà không cần nhờ đến những đồng tiền đóng học của bố. Ông bố quyết đoán này chia sẻ những phương pháp dạy con của mình:
Vợ chồng tôi sinh liền 12 đứa con trong vòng 15 năm rưỡi. Đứa lớn nhất năm nay đã 37 tuổi và đứa nhỏ nhất 22. Tôi cũng có một công việc có thu nhập cao và có thể chu cấp đủ tiền cho con các con ăn học, đóng tiền học phí. Nhưng tôi và vợ đã quyết định không làm điều đó.
Tất cả 12 đứa con của tôi đã tốt nghiệp đại học (hoặc đang đi học) và vợ chồng tôi không hề trả một đồng học phí nào. Những đứa đã kết hôn đều có vợ (chồng) cũng tốt nghiệp đại học. Tôi đang có tất cả 18 đứa cháu đều đang được giáo dục những điều như bố mẹ chúng đã được dạy ngày xưa đó là lòng tự trọng, lòng biết ơn, và mong muốn đóng góp được điều gì đó cho xã hội.
Tôi nuôi dạy các con ở Utah, Florida, and California. Nhưng giờ vợ chồng tôi sống ở Colorado. Tháng 3 tới tôi sẽ kỉ niệm 40 năm ngày cưới. Tôi cho rằng tình yêu giữa tôi là một phần của sự thành công ngày trong việc nuôi dạy con cái. Chúng đã được chứng kiến một gia đình bền vững, êm ấm và hạnh phúc.
Tất nhiên tôi còn nhiều thiếu sót trong việc nuôi dạy con cái. Nhưng tôi chỉ ghi ra đây những điều tôi nghĩ mình đã làm đúng trong việc nuôi dạy các con:
1. Việc nhà
– Tất cả những đứa con của tôi đều bắt đầu phải làm việc nhà từ lúc 3 tuổi. Một đứa trẻ 3 tuổi có thể chùi cọ toa-lét chưa được sạch nhưng đến 4 tuổi thì đó là một công việc hoàn toàn phù hợp.
– Bọn trẻ sẽ nhận được tiền tiêu vặt dựa trên chất lượng công việc nhà chúng đã làm trong tuần.
– Tất cả những đứa con của tôi đều sẽ bắt đầu tự giặt quần áo của mình khi chúng được 8 tuổi.
– Khi bọn trẻ biết đọc, chúng sẽ phải nấu bữa tối dựa trên việc đọc một công thức nấu ăn nào đó và áp dụng nó. Chúng cũng phải biết cách “nhân” một công thức nấu ăn cho 4 người thành đủ cho 12 người.
– Con trai và con gái đều phải học cách may vá.
2. Chuyện học hành
– Chuyện học rất quan trọng trong gia đình tôi. Tôi quy đình giờ học từ 6-8 giờ vào các buổi tối. Lúc đó lũ trẻ sẽ không được xem tivi, ngồi máy tính, chơi game hoặc làm các hoạt động khác cho đến khi 2 giờ học tập kết thúc. Nếu chúng không có bài tập về nhà thì chúng sẽ đọc sách. Với những đứa chưa đi học, tôi chia nhau để đọc sách cho con. Sau 2 giờ, bọn trẻ có thể được làm bất kì điều gì chúng muốn miễn là không được vượt quá giờ giới nghiêm.
– Nếu bọn trẻ trở về nhà và nói rằng cô (thầy) giáo của con ghét con và không công bằng, phản ứng của tôi là nói cho con biết chúng cần thích nghi. Bạn cần học học cách thích nghi bởi vì trong cuộc sống thực khi trưởng thành có thể bạn sẽ gặp ông ông chủ không mấy yêu quý bạn. Tôi sẽ không đổ lỗi cho giáo viên trong việc không dạy dỗ các con, mà đặt trách nhiệm học tập lên những đứa trẻ. Tất nhiên, tôi vẫn luôn ở hai các con 2 giờ mỗi học mỗi ngày để chúng có thể hỏi gì đó bất cứ khi nào cần.
3. Ăn uống không được “kén cá chọn canh”
– Cả gia đình sẽ ăn tối và ăn sáng cùng nhau. Bữa sáng bắt đầu lúc 5h15 và sau đó tất cả các con sẽ làm việc nhà trước khi đi học. Bữa tối sẽ bắt đầu lúc 17h30
– Tôi tạo niềm yêu thích thức ăn cho con. Nguyên tắc của tôi là đưa cho trẻ những món ăn mà chúng ghét nhất trước (bắt đầu từ rau cho đến thức ăn mặn). Nếu chúng không thích ăn chúng có thể rời bàn ăn và nếu một lúc sau chúng kêu đói thì tôi sẽ lấy thực phẩm lúc trước ra hâm lại trong lò vi sóng và đưa cho con. Nếu chúng tiếp tục không muốn ăn, tôi cũng kiên trì không đưa thêm bất kì thức ăn nào cho đến khi chúng ăn món ăn chúng ghét.
– Tôi không cho các con ăn nhẹ giữa các bữa. Tôi luôn cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm (thịt, sữa, ngũ cốc, trái cây và rau) và gần như luôn luôn có món tráng miệng. Bây giờ, các con tôi không sợ thử các loại thực phẩm khác nhau, và không bị dị ứng với thực phẩm. Chúng luôn cố gắng tất cả các loại thức ăn mới và ăn cho đến lúc no. Không có một đứa nào trong số chúng bị quá cân. Chúng đều khỏe mạnh và chắc chắn.
4. Các hoạt động ngoại khóa
– Tất các các con tôi phải học một môn thể thao nào đó. Chúng sẽ chọn và bắt đầu chơi khi bắt đầu đi học. Tôi không quan tâm đó là môn thể thao nào: bơi lội, bóng đá, bóng chày hay tennis…. Tôi cũng không quan tâm đến việc bọn trẻ sẽ thay đổi khi chúng không thích, nhưng chúng cần biết chơi tối thiểu một môn thể thao.
– Tất cả các con tôi đều phải tham gia một câu lạc bộ nào đó như: Câu lạc bộ bạn trai, câu lạc bộ bạn gái, câu lạc bộ lịch sử, truyện tranh..
– Tôi cũng yêu cầu các con tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương, các hoạt động cộng đồng. Tôi cũng thu gom quần áo cũ và gửi đến Mexico. Thông qua những việc làm đó những đứa trẻ hiểu được hoàn cảnh sống của nhiều gia đình và những việc chúng làm đã mang lại niềm hạnh phúc và thay đổi cho những gia đình đó như thế nào.
5. Tự lập
– Khi các con 16 tuôi, tôi mua cho mỗi đứa một chiếc xe ô tô. Chúng sẽ học cách sử dụng các công cụ sửa chữa và tự mình sửa xe khi chiếc xe có vấn đề. Các con tôi không sợ thử làm những điều mới. Chúng được dạy nếu có làm gì sai thì chúng cũng không bị phạt. Điều này thường tốn của tôi khá nhiều tiền nhưng tôi đang dạy con và tôi chấp nhận điều đó.
– Bọn trẻ cũng được mua máy tính riêng nhưng tôi chỉ mua bộ vi xử lý, bộ nhớ, cung cấp điện, bàn phím, ổ cứng, chuột…Chúng sẽ phải tự mình lắp đặt, tải các phần mềm cần thiết khi chúng lên 12 tuổi.
– Tôi cũng để cho các con có những lựa chọn riêng. Ví dụ: “Con muốn đi ngủ hay dọn dẹp phòng”. Hiếm khi tôi đưa ra những câu chỉ dẫn trừ khi chúng liên quan đến những quy tắc đã được thỏa thuận từ trước trong gia đình. Việc làm này sẽ giúp trẻ cảm thấy chúng có thể kiểm soát cuộc sống của mình.
6. Giúp đỡ lẫn nhau
– Tôi cũng yêu cầu các con phải giúp đỡ lẫn nhau. Khi đứa học lớp 5 cần đọc sách cho nghe 30 phút mỗi ngày thì sẽ có anh chị em đọc cho chúng nghe. Những đứa lớn hơn sẽ hướng dẫn các em làm toán…Tôi cũng giao nhiệm vụ cho các con lớn dạy dỗ và giúp đỡ các em, khen ngợi những việc hàng tuần chúng làm được.
– Tôi để cho các con được đưa ra những quy tắc trong gia đình. Ví dụ: Những đứa trẻ muốn không được để đồ chơi ở trong phòng chung của gia đình. Đồ chơi phải để trong phòng ngủ hoặc phòng chơi. Thêm nữa đối với công việc nhà chúng phải tự lau dọn phòng ngủ của mình mỗi ngày. Đó là những quy tắc mà các con muốn và tôi cho các con cơ hội mỗi tháng để sửa lại hoặc đưa ra các nguyên tắc mới. Bố và mẹ là những người có quyền phủ quyết nếu thấy không phù hợp.
– Tôi cố gắng nhất quán. Tất cả đều học 2 giờ mỗi tối và không có ngoại lệ nào khác. Những ngày thường trong tuần giờ giới nghiêm là 22 giờ và với những ngày cuối tuần là 24 giờ.
7. Những nguyên tắc khi đi chơi xa
– Mỗi mùa hè cả gia đình sẽ cùng nhau đi nghỉ 2-3 tuần. Tôi có đủ tiền để trả tiền thuê khách sạn, hoặc đi du lịch nhưng chúng tôi đã không làm như vậy. Tôi và các con đi cắm trại hoặc đi du lịch khắp nơi. Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ tìm cách tự xoay sở. Chúng tôi có thể dựng 5-6 chiếc lều để nghỉ và tôi thường đưa những đứa trẻ từ 6 tuổi hoặc lớn hơn đi du lịch khoảng 3-5 ngày. Vợ tôi sẽ ở lại lều của đứa bé nhất. Suốt 15 năm qua, dù vợ tôi đang mang bầu hay có con nhỏ, vợ chồng tôi vẫn cho các con đi leo qua hẻm núi Grand Canyon, lên đỉnh Mount Whitney, vượt qua Continental Divide và Yosemite.
– Chúng tôi cũng sẽ gửi các con qua đường máy bay đến thăm họ hàng ở Châu Âu hoặc trong nước Mỹ 2- 3 tuần. Tôi bắt đầu làm những việc này khi bọn trẻ vào học mẫu giáo. Những hãng bay sẽ phải quan tâm đặc biệt hơn đến những đứa trẻ 5 tuổi đi một mình không có người kèm. Tuy nhiên những đứa trẻ sẽ học được từ rất sớm và hiểu được rằng chúng tôi – bố mẹ sẽ luôn ở bên chúng nhưng cũng để chúng tự lập, phát triển, tìm hiểu.
8. Chuyện tiền bạc
– Mặc dù chúng tôi có đầy đủ tiền bạc nhưng tôi không giúp các con mua nhà, hay trả tiền học phí, hay tiền tổ chức hôn lễ…Chúng tôi chỉ đưa ra rất nhiều thông tin về cách làm như thế nào, làm thế nào để có thể mua nhà và sử dụng vốn đã có để phát sinh thêm? Chúng tôi đã không đưa tiền cho các con mà chúng tôi đã dạy và đưa ra những thông tin để làm sao kiếm được tiền. Chúng tôi giúp các con liên hệ với các tập đoàn, nhưng chính các con phải tự mình thể hiện trong các cuộc phỏng vấn và tự kiếm việc làm.
– Chúng tôi cũng mua quà giáng sinh và quà sinh nhật cho các con. Tôi cũng đã từng đóng vai ông già Noel để mang quà cho các con nhưng khi chúng lớn và hỏi về ông già Noel tôi không nói dối bọn trẻ. Tôi hay nói với con đó chỉ là trò chơi để mọi người cùng nhau vui vẻ. Chúng tôi đã làm danh sách những món quà mà mỗi đứa muốn sau đó để cho chúng xem và lựa chọn món quà chúng thích. Đối với những đứa con và cháu ở xa, thật không khó khăn gì để gửi danh sách đó qua mạng. Đôi khi những món quà tự tay làm cũng được chúng yêu thích.
9. Đối diện với thất bại
– Dù bọn trẻ có làm gì thì chúng tôi vẫn yêu thương các con. Nhưng chúng tôi không hề ngăn cản hậu quả của bất kì hành động nào. Tôi để cho các con phải đối diện với hậu quả và không cố gắng để làm dịu những hậu quả đó bởi vì chúng tôi muốn nhìn thấy các con đối diện với nó. Chúng tôi có thể khóc và buồn nhưng không làm bất cứ điều gì để làm giảm đi hậu quả của những hành động bọn trẻ làm.