Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

3 lưu ý khi chăm trẻ sốt tại nhà

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối rối không biết phải làm sao. Có người vội vàng mặc thêm cho bé cái áo, bên ngoài lại quấn thêm cái khăn lông dày làm cho trẻ càng nóng hơn. Bà mẹ khác thì dùng nước bỏ đá cục vào để lau mát hạ sốt cho bé.

Với mức sốt vừa 38-38,5 độ C thì cơ trẻ có thể chịu đựng được, nhưng với mức sốt cao 39-40 độ C trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu oxy não. Nhiều trẻ có hệ thần kinh rất nhạy cảm, chỉ cần sốt trên 38 độ C là đã bị co giật. Trẻ bị sốt cao co giật thường rơi vào lứa tuổi 6 tháng đến 5 năm.

Khi bé bị sốt trên 39 độ C thường xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39 độ. Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát, cho trẻ bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ.
Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ.

1. Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não màng não, do đó cha mẹ nên đưa các cháu đến cơ sở y tế để được khám bệnh, hướng dẫn chăm sóc cho đúng.

– Paracetamol: Thường là thuốc được lựa chọn hàng đầu đối với sốt ở trẻ. Thuốc còn có tác dụng giảm đau. Paracetamol tương đối an toàn, không có nguy cơ gây chảy máu gia tăng và tác dụng không mong muốn về dạ dày – ruột. Liều thường dùng 10-15 mg/kg cân nặng mỗi lần. Có thể lặp lại mỗi 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Paracetamol nên có trong tủ thuốc của mỗi gia đình.

Tuy nhiên, paracetamol có thể gây hại cho gan của trẻ khi:

– Dùng quá liều, trên 150 mg/kg/ngày.

– Các liều thấp hơn nhưng được nhắc lại quá nhiều trong thời gian ngắn.

– Đang điều trị bằng các thuốc ảnh hưởng tới chuyển hóa của gan, như điều trị bằng phenytoin, carbamazepin (điều trị động kinh), rifampicin, isoniazid (điều trị lao).

Paracetamol thường dùng đường uống. Đối với trẻ không uống được, có thể dùng dạng đặt trực tràng. Khi trẻ đang bị viêm hậu môn, có chảy máu hậu môn, hay tiêu chảy thì không nên dùng.

– Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Ibuprofen ít có tác dụng không mong muốn đối với dạ dày – ruột hơn, đó là một thuận lợi. Ibuprofen cũng ảnh hưởng tới sự ức chế kết tập tiểu cầu, nhưng tác dụng này có thể hồi phục được. Tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol. Liều thường dùng 5-10 mg/kg/lần, mỗi lần cách 6-8 giờ. Tuy nhiên, không dùng ibuprofen trong những trường hợp sau:

– Loét dạ dày – tá tràng. Sốt xuất huyết.

– Dị ứng với ibuprofen hay aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng).

– Trẻ bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.

2. Lau mát, hạ sốt cho bé khi:

– Bé bị sốt cao trên 40 độ C.

– Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật.

Chuẩn bị dụng cụ:

– 5 khăn nhỏ để lau mát.

– Thau nước ấm.

– Nhiệt kế.

Cách thực hiện:

– Đặt bé nằm ngửa trên giường.

– Cởi bỏ quần áo trẻ.

– Lấy nhiệt độ bé.

– Rửa tay.

– Chuẩn bị nước lau mát:

+ Cho ít nước lạnh vào trong thau.

+ Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh.

+ Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.

– Lau mát.

+ Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo.

+ Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người.

+ Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.

+ Thay khăn mỗi 2-3 phút.

+ Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm.

+ Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C.

+ Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.

3. Những điều không nên làm khi bé bị sốt:

– Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi đang sốt.

– Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ.

– Không nên dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.

– Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Làm cha mẹ , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Dinh dưỡng điều trị béo phì ở trẻ em
  • 8 nguyên nhân khiến trẻ đái dầm
  • Những điều mẹ cần lưu ý khi đưa con đi khám định kỳ
  • Những dấu hiệu báo động mắt của bé có vấn đề
  • 4 cách chọn bàn chải đánh răng cho bé 1-3 tuổi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn