Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thời điểm vàng đạt “đỉnh” trong thai kỳ

Có lẽ bạn đang quá quen thuộc với rất nhiều những tình huống xấu – ốm nghén, ợ nóng, mệt mỏi, vết rạn da, và chuột rút ở chân, đó chỉ là một vài triệu chứng – gây khó chịu cho các bà mẹ mang thai.

Đôi khi mang thai có vẻ như là tuyệt hơn so với sự khó chịu mà bạn phải chịu và là một kết thúc có hậu.

Đối với nhiều phụ nữ, cải thiện tình dục là một phần của thai kỳ.
Đối với nhiều phụ nữ, cải thiện tình dục là một phần của thai kỳ.

Tuy nhiên, tin hay không, một em bé không chỉ là điều tốt đẹp duy nhất mà bạn có được khi trả qua kỳ sinh nở. Những kích thích tố vượt mức thông thường không chỉ kích thích sự phát triển của thai nhi mà chúng còn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Một số trong đó thực sự có thể cải thiện sức khỏe trong và sau khi mang thai. Hơn nữa, sinh con và cho con bú cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe cho riêng bản thân bạn.
Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy, hầu hết phụ nữ nhận thấy mang thai là một kinh nghiệm tích cực. Jeanne Brooks-Gunn – giáo sư tiến sĩ về sự phát triển của trẻ tại Columbia University Teachers College ở thành phố New York, Mỹ, đã khảo sát các bà mẹ tương lai, và đa số phụ nữ cho biết chỉ có một số ít các triệu chứng tiêu cực trong quá trình mang thai như buồn nôn và mệt mỏi sớm, khó chịu và khó ngủ vào giai đoạn gần cuối của thai kỳ.

Phần lớn, “những bà bầu cho biết họ cảm thấy tràn đầy sinh lực và lạc quan trong các quý thứ hai và thứ ba,” báo cáo của Brooks-Gunn.

Dĩ nhiên, có thể dễ dàng quên những cảm xúc trong những ngày mà việc ra khỏi giường là cả một nỗ lực. Nhưng yên tâm, những thay đổi tuyệt vời đang diễn ra trong cơ thể của bạn. Và bạn sẽ trải nghiệm một số lợi ích trong một thời gian dài sắp tới.

Đạt “đỉnh” trong quan hệ tình dục

Đối với nhiều phụ nữ, cải thiện tình dục là một phần của thai kỳ. “Trong thời gian của quý thứ hai, có sự gia tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu”, Christiane Northrup – bác sĩ y khoa kiêm bác sĩ phụ sản và là tác giả của cuốn Women’s Bodies, Women’s Widom (Bantam, 2002).

Kết quả của việc gia tăng này là độ nhạy lớn hơn khi quan hệ tình dục và khả năng cực khoái lớn hơn. Trong thực tế, một số phụ nữ cảm thấy cực khoái lần đầu tiên trong cuộc sống của họ trong thời gian giữa của thai kỳ – và một số người thậm chí được hưởng cực khoái liên tiếp (đa khoái cảm).

Tăng thói quen tốt

Mang thai là nguyên nhân để nhiều phụ nữ bắt đầu tất cả các thay đổi sức khỏe theo xu hướng tích cực và từ bỏ những thói quen xấu. Ví dụ, các chuyên gia nói rằng mang thai là một trong những nguồn cảm hứng hiệu quả nhất để bỏ hút thuốc.

“Nó cũng là một động lực rất lớn để hít thở không khí trong lành và tập thể dục”, David Acker – bác sĩ y khoa kiêm giám đốc của sản phụ khoa tại Brigham và Bệnh viện phụ nữ ở Boston cho biết.

Và nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng một nhóm phụ nữ đặc biệt, những người có bệnh tiểu đường (loại I và II), tận dụng tốt các thời kỳ mang thai để tìm hiểu làm thế nào để chế ngự tốt hơn căn bệnh của họ. Thường thì những thói quen mới trở thành sự thay đổi đến một lối sống lành mạnh hơn.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Tác dụng cực hay của khoai lang đối với bà bầu
  • Những tư thế “Yêu” dành cho mẹ bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn