Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thai nhi 13 tuần tuổi: Bé biết đưa ngón tay cái vào miệng

Thai nhi 13 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng trái đào, dài tầm 7,3 cm và có trọng lượng khoảng 23g. Bước qua những tuần đầu tiên của giai đoạn đầu thai kỳ, em bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển.

Thai nhi 13 tuần tuổi.
Thai nhi 13 tuần tuổi.

Thai nhi

Thai nhi 13 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng trái đào, dài tầm 7,3 cm và có trọng lượng khoảng 23g. Bước qua những tuần đầu tiên của giai đoạn đầu thai kỳ, em bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển. Trong suốt giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, hầu hết năng lượng của em bé đều dành cho sự phát triển, từ bây giờ, bé sẽ tập trung hơn vào việc tăng về cả trọng lượng và chiều dài.

Trong khoảng 10 tuần tiếp theo, bé sẽ tăng từ khoảng 28g đến gần 400g và chiều dài của bé sẽ tăng gấp đôi. Khuôn mặt của bé lúc này được hình thành rõ nét hơn, mắt tiến dần vào gần nhau trên khuôn mặt, tai đã đứng tại đúng vị trí.

Thai nhi 13 tuần, đầu vẫn là bộ phận lớn nhất cơ thể, nhưng vẫn chưa bằng nửa chiều dài của toàn bộ cơ thể mà chỉ bằng 1/3. Sự tăng trưởng về cơ thể của bé sẽ nhanh hơn khi sự phát triển ở phần đầu chậm lại. Bao phủ xung quanh lớp da của thai nhi là những chiếc lông tơ nhẹ bắt đầu xuất hiện. Những dấu vân tay đã hình thành trên ngón tay, thận đã hoàn thiện chức năng của mình bởi nếu thai nhi chẳng may nuốt phải dịch nước ối, thận sẽ bài tiết ra ngoài giống như khi bé đã ra đời.

Thai nhi 13 tuần tuổi, bộ phận sinh dục bên ngoài phát triển đến mức lúc này nếu siêu âm đã có thể xác định được khá chính xác giới tính của thai nhi. Bé cũng có thể đưa ngón tay cái được vào miệng. Đây là phản xạ được hình thành từ khi trong bụng mẹ, sau này vừa chào đời bé đã có thể mút bình sữa hoặc ti mẹ.

Cơ thể mẹ bầu

Từ tuần thai này, mẹ bầu sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn nhiều do nội tiết tố mang thai đã ổn định. Các triệu chứng ốm nghén, nôn ói cũng giảm rõ rệt. Tuy nhiên, một số chị em vẫn phải trải qua triệu chứng này trong suốt thai kỳ tuy nhiên số người bị là rất ít.

Ngoài ra, các mẹ có thể phải đối mặt với triệu chứng dịch nhờn xuất hiện ở âm đạo nhiều hơn gây cảm giác ướt át, khó chịu và có thể gây ra mùi hôi. Tuy nhiên, đây là vấn đề phổ biến khi mang thai và hiện tượng này hoàn toàn có lợi để tránh bị nhiễm trùng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín.

Để tránh bị ướt át, mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày.

Một triệu chứng nữa mẹ có thể gặp phải ở tuần thai này là gặp vấn đề về răng và nướu. Hiện tượng chảy máu nướu khi mang thai là rất phổ biến do các bệnh liên quan với răng và nướu có xu hướng phát triển trong suốt quá trình thai nghén vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ trong giai đoạn này.

Mẹo nhỏ cho mẹ

Vào tuần 13 của thai kỳ, bụng của mẹ đã to lên đáng kể và mẹ cần mua thêm cho mình những bộ đồ thai sản riêng để không bị quá gò bó, gây khó chịu.

Mẹ cũng cần lưu ý nếu ở tuần 12 thai kỳ chưa đi siêu âm đo độ mờ da gáy để xác định bệnh Down thì tuần này phải đi càng sớm càng tốt nhé.

Triệu chứng mang thai 13 tuần

Những triệu chứng phổ biến trong tuần 13 thai kỳ là:

– Vẫn còn mệt mỏi nhưng đã thuyên giảm.

– Đau núi đôi

– Thèm ăn

– Ợ nóng, khó tiêu

– Táo bón

– Chóng mặt
– Giãn tĩnh mạch.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi qua những tuần tuổi quan trọng (P2)
  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh
  • Bé đã tập mỉm cười ngay từ khi còn trong bụng mẹ
  • Sự phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ hai
  • Cách ước tính chính xác cân nặng thai nhi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn