Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp bé yêu của bạn khỏe mạnh và thông minh. Tuy vậy, sữa mẹ lại là một “phạm trù” vô cùng khó hiểu và phức tạp, không phải ai cũng hiểu tường tận về nó.
Rất có thể bạn chưa hề biết về những thông tin dưới đây, nhưng chắc chắn nó là những kiến thức cần thiết bạn cần biết để việc nuôi và chăm con trở nên đơn giản và khoa học hơn.
Phải cho trẻ bú sữa non trong 24 giờ đầu
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bạn cần cho trẻ bú sữa non của mẹ ngay trong 24 giờ đầu tiên sau sinh. Sữa non chứa lượng kháng thể và các yếu tố tăng trưởng cao hơn gấp 10 lần sữa mẹ hàng ngày.
Những ngày đầu sau sinh, sữa mẹ có màu vàng sậm và sánh đặc, gọi là sữa non (colostrum). Sữa non giàu đạm, kháng thể IgA, IgG, IgM, DHA, các vitamin, canxi…giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh và tăng cường hệ tiêu hóa ở trẻ. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần và mất đi sau 7 ngày sinh.
Trên thế giới, các bà mẹ thường bổ sung kháng thể cho bé bằng nguồn sữa non từ bò mẹ. Trong đó, sữa non của bò có xuất xứ Châu Âu và New Zealand được ưa chuộng nhất. Bạn có thể nhận dạng sữa non trong bảng ghi thành phần với tên colostrum.
Hiện nay thị trường Việt Nam đã bán một số chế phẩm có thành phần sữa non. Vì thế bạn có thề bổ sung dinh dưỡng cho bé dễ dàng. Khi mua, bạn nên chọn loại có thành phần colostrum cao. Ngoài ra, sữa non dễ hút ẩm, bạn nên chọn các chế phẩm ở dạng gói nhỏ, mỗi lần cho bé uống một gói để đảm bảo chất lượng.
Chú ý đến cách ngậm vú và tư thế bế cho con
Tư thế bế con và cách cho bé ngậm núm vú cũng quyết định đến việc bé có nhận đủ lượng sữa mẹ hay không. Nếu bé ngậm vú không đúng cách thì ngay cả khi mẹ có nhiều sữa, bé cũng không tiếp cận được tối đa nguồn sữa mẹ.
Khi bú, bé cần há miệng to, môi dưới cong ra ngoài, cằm chạm vào vú mẹ để ngậm được cả quầng vú chứ không phải chỉ ngậm núm vú. Tư thế này giúp miệng và lưỡi bé ép được vào các xoang sữa, giúp sữa chảy ra dễ dàng.
Những điều cần biết để mẹ bầu luôn căng sữa cho con2
Tư thế bế bé và cách bé ngậm núm vú cũng ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ mà bé bú được
Ngoài ra trong tư thế bú cũng cần chú ý đến thân mình của bé. Phần đầu, thân mình và mông bé phải nằm trên cùng một đường thẳng và phải được nâng đỡ, bụng bé phải được áp sát với bụng mẹ, khuôn mặt bé sẽ đối diện với vú mẹ.
Việc cho bé ngậm vú không đúng cách sẽ làm mẹ bị đau ở núm vú, nếu kéo dài có thể gây tổn thương núm vú. Ngoài ra, thì tư thế không đúng và thoải mái sẽ làm bé không chịu bú sữa và quấy khóc, sữa sẽ bị ứ lại gây cương tức vú, dẫn đến việc tạo sữa ít dần và mất dần sữa. Để tránh tình trạng này, sau khi cho bé bú, nếu mẹ vẫn còn sữa thì nên vắt bớt sữa để làm trống bầu vú.
Khi nào nên cho trẻ cai sữa?
Lúc còn trong bụng mẹ, bé được bảo vệ nhờ hệ thống miễn dịch tự nhiên của mẹ và nhận kháng thể mẹ truyền cho qua nhau thai. Khi bé chào đời, nguồn kháng thể đó được viện trợ qua việc bú mẹ. Nguồn kháng thể dồi dào đó giúp bé tăng cường miễn dịch và phòng bệnh rất hiệu quả.
Chính vì vậy, việc cai sữa cho bé chẳn khác nào “cắt nguồn viện trợ” của bé. Cai sữa có thể khiến lượng kháng thể giảm đột ngột, từ đó, sức miễn dịch ở trẻ suy yếu, bé dễ nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh, bệnh khó hết và hay tái phát. Bé nào hay bệnh vặt, thể chất sẽ kém phát triển.
Khi cai sữa mẹ sớm, trẻ sẽ bú bình và ăn dặm. Lúc này cơ quan tiêu hóa của bé chỉ tiếp nhận sữa, chưa thích nghi và tiết ra đủ men tiêu hóa, giúp phân rã thức ăn dạng này. Thức ăn chưa phân rã hết sẽ khó hấp thu làm trẻ thiếu hụt dưỡng chất gây sụt cân, gầy yếu, đi phân sống, nôn trớ, tiêu chảy. Ngoài ra, bé còn có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như ho gà, viêm phổi, viêm phế quản. Đó là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân và có thể bị suy dinh dưỡng.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO và UNICEF đã khuyến cáo những người mẹ sau khi sinh nên kiên trì cho trẻ bú 24 tháng trở lên. Hiệp hội dinh dưỡng quốc gia căn cứ vào tình trạng sức khỏe cơ thể trẻ và hệ tiêu hóa đã chỉ ra rằng trẻ hai tuổi là khoảng thời gian cai sữa tốt nhất cho các bé.
Những loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng khi đang cho con bú
– Cà phê: Không chỉ cà phê, khi bạn uống bất cứ đồ uống có chứa caffeine, ngay cả sô-cô-la, đồng nghĩa với việc bạn đã cho con mình nạp caffeine qua sữa mẹ. Cơ thể bé lại không thể đào thải caffeine nhanh và hiệu quả như người lớn nên bé tiếp nhận quá nhiều caffeine qua sữa mẹ sẽ dễ bị kích thích, khiến bé trở nên cáu kỉnh, bứt rứt và không ngủ được.
– Trái cây họ cam chanh: Một số chất được tìm thấy trong trái cây họ cam chanh có thể gây kích thích đường ruột còn non nớt của bé, khiến bé khó chịu, nôn trớ và có thể hay bị hăm tã hơn.
Nếu việc giảm tiêu thụ các loại trái cây này có hiệu quả, hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C khác để bù đắp dinh dưỡng cho bạn (và cũng là cho con), chẳng hạn đu đủ và xoài.
– Thức uống có cồn: Sẽ khiến bé có thể bị uể oải, buồn ngủ cả ngày, ngủ sâu và nhiều quá mức, tăng cân bất thường và người mẹ giảm phản xạ tiết sữa. Nếu bạn uống các loại thức uống này chỉ để xoa dịu căng thẳng, hãy nhớ là có nhiều cách khác để thư giãn như tắm, massage hoặc uống một chén trà cúc.
Món ăn giúp tăng tiết sữa
Các mẹ bầu có thể ăn những món dưới đây để tăng tiết sữa cho con:
Theo Đông y, có thể dùng một số dược liệu, rau, ngũ cốc chế biến thành những món ăn rất đơn giản giúp mẹ lợi sữa.
– Cây đinh lăng lá nhỏ: Lá đinh lăng tươi nấu với cá đồng hoặc thịt nạc giúp tăng dinh dưỡng và tăng lượng sữa; Rễ đinh lăng lâu năm (40g) nấu với 6 – 8g gừng tươi trị tắc tia sữa.
– Đậu đỏ nấu với mè đen: Giúp nhuận trường và tăng lượng sữa.
– Rong biển nấu nước uống: Cung cấp axít amin, khoáng chất, vitamin… giúp tăng lượng sữa.
– Trái đu đủ (vừa chín) hầm với giò heo: Nhờ chất enzyme papain trong đu đủ giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa và tăng chất đạm, béo cho mẹ.
– Trái mướp hương: Nấu với thịt hoặc cá giúp tăng lượng sữa và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho mẹ.
– Một số dược liệu khi nấu uống cũng giúp tăng lượng sữa hoặc dễ tiết sữa: Trái trâu cổ, cây cỏ sữa, cây thông thảo, ngó sen, tảo Spirulina…