Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những vấn đề răng miệng thường gặp ở bé

Để giữ cho răng trẻ luôn thật đẹp, thật tốt, hãy bắt đầu một chế độ dành cho sức khỏe răng miệng của bé ngay từ bây giờ.

Khi có vấn đề về răng miệng có thể làm bé nhà bạn cảm thấy rất đau và khó chịu. Ba mẹ có những cách khác nhau để giúp bé tránh được vấn đề này, bắt đầu bằng các thói quen tốt có lợi cho răng. Dưới đây là một số vấn đề răng miệng thường gặp nhất ở lứa tuổi 1-3 cùng với một số cách xử lý cho các mẹ.

Sâu răng do bú bình

Trẻ liên tục nhấm nháp sữa hoặc nước trái cây trong bình là một nguy cơ rất lớn dẫn đến răng bị sâu do đường trong các loại nước này sẽ bao lấy răng trẻ, làm cho chúng dễ bị hư dưới tác động của acid và vi khuẩn. Hàm răng trên rất dễ thương của trẻ lại chính là những chiếc răng dễ bị sâu nhất. Vì vậy, ba mẹ phải thường xuyên chú ý xem có vết trắng đục như phấn hay vết vàng trên răng bé hay không. Bất kỳ khi nào mẹ thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu trên thì ngay lập tức cần đưa bé đến gặp nha sĩ ngay nhé.

Giải pháp cho vấn đề này: luôn đánh răng cho bé trước khi đi ngủ. Nếu bé nhà bạn có thói quen cầm bình bú trước khi ngủ thì hãy thay sữa bằng nước lọc nhé. Trường hợp bé nhà bạn chưa mọc răng, bạn vẫn phải vệ sinh nướu cho bé sau khi ăn bằng cách dùng một miếng gạc hoặc khăn mềm ẩm, lau nhẹ nhàng nướu cho bé để loại bỏ vi khuẩn.

Sâu răng sữa

rangm

Sâu răng là do vi khuẩn ăn mòn men răng, gây sâu răng. Dần dần lỗ này sẽ ngày càng lớn hơn và sâu hơn. Đừng bỏ qua các lỗ sâu răng, dù rất nhỏ bởi vì răng sữa có vai trò rất quan trọng, chúng giúp giữ chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Đồng thời, vi khuẩn từ răng sữa sâu có thể đi xuống các mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Nếu mẹ thấy răng bé có điểm trắng đục hoặc vàng nâu, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ. Nếu đây đúng là lỗ sâu, nha sĩ sẽ trám lại cho bé. Còn nếu bé nhà bạn than bị đau răng, hãy nhanh chóng đi kiểm tra ngay vì đây có thể là dấu hiệu răng đã bị sâu tới lớp ngà, cần can thiệp của nha sĩ sâu hơn. Nếu răng trẻ bị sâu nghiêm trọng, có thể sẽ phải xử lý nội nha (chữa tủy).

Giải pháp cho vấn đề này: Tập thói quen cho trẻ đánh răng 2 lần/ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ vì đây là lúc vi khuẩn có nhiều thời gian phá hoại răng của bé hơn. Nếu bé nhà bạn chưa quen và không thích việc phải đánh răng, hãy biến việc đánh răng thành một trò chơi nhé. Bé sẽ thích thú hơn khi bạn và bé cùng tham gia trò chơi truy tìm các chú sâu trong răng. Cùng dùng vũ khí là chiếc bàn chải để đánh đuổi bọn sâu răng ra ngoài.

Viêm nướu

Sâu răng không phải là vấn đề răng miệng duy nhất ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ bị viêm nướu – giai đoạn đầu của bệnh nướu răng – do thường xuyên ăn vặt và không đánh răng trước khi đi ngủ. Nếu nướu răng của bé nhà bạn sưng phồng lên, đỏ hoặc chảy máu khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, bé nhà bạn đã bị viêm nướu rồi đấy. Nguyên nhân ra do nhiều mảng bám kèm với vi khuẩn phát triển trên đó đã bám vào răng lâu dài mà không được đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch.

Giải pháp cho vấn đề này: Khi bạn đánh răng cho bé (và cả của bạn nữa), hãy nghiêng bàn chải ở góc 45 độ để đánh vào nước răng. Và đừng quên dùng bàn chải để chải qua lưỡi của bé vài lần. Nhớ đừng đưa bàn chải quá sâu vào lưỡi bé, như vậy có thể làm bé cảm thấy buồn nôn và không muốn chải lưỡi sau này nữa.
Cuối cùng, hãy siêng năng lên kế hoạch cho gia đình bạn đi kiểm tra và làm sạch răng miệng hai lần mỗi năm.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Cách nuôi dạy con trẻ , Cẩm nang chăm sóc trẻ , Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bí quyết chăm sóc con yêu có thể mẹ chưa biết
  • Những kiểu trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện
  • Những bé sinh vào mùa đông thường mọc răng chậm
  • Lựa chọn khăn ướt tốt nhất cho bé
  • Bé lười ăn nhưng lại béo phì, phải làm sao?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn