Trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu và sức khỏe gặp nhiều rủi ro hơn so với trẻ bình thường vì vậy cần cha mẹ có cách chăm sóc đặc biệt hơn.
Sinh non là khi trẻ được sinh ra trước khoảng 3 đến 6 tuần so với thông thường, hoặc giữa tuần 34 hay 36 trong kỳ mang thai của người mẹ. Khi ra đời sớm như vậy, sức đề kháng của trẻ sẽ rất yếu và sức khỏe gặp nhiều rủi ro hơn so với trẻ bình thường. Trong sáu tuần cuối của thai kỳ, trẻ thường sẽ tặng khoảng 200g mỗi tuần.
Dưới đây là những điều các cha mẹ cần nắm vững và theo dõi khi chăm sóc trẻ sinh non.
1. Cho trẻ ăn
Thông thường, trẻ sinh non ăn ít hơn trẻ bình thường, bé bú mẹ hoặc sữa công thức ít hơn. Mặc dù vậy, lượng sữa cần cho trẻ sinh non đòi hỏi nhiều hơn so với trẻ bình thường, đặc biệt trong những ngày đầu nhằm tránh hiện tượng vàng da. Nếu như trẻ quấy khóc không chịu ăn, cha mẹ cần hỏi ý kiến của các bác sĩ khoa nhi để xem xét lại chế độ ăn cho trẻ, đặc biệt là những bà mẹ cho con bú.
2. Khi trẻ ngủ
Trẻ sinh non sẽ bị buồn ngủ hơn bình thường và có thể ngủ ngay trong lúc chúng đang ăn sữa. Khi đó, các mẹ cần đánh thức trẻ dậy sau 3 hay 4 tiếng để cho ăn. Khi trẻ ngủ, tốt nhất các mẹ nên đặt nằm thẳng lưng để trẻ nằm ở một tư thế thoải mái nhất.
3. Hô hấp của trẻ
Trẻ sinh non có thể gặp nhiều rủi ro mắc bệnh về đường hô hấp, vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở hay có vấn đề gì về hô hấp, cha mẹ cần liên lạc ngay với bác sĩ nhi để phòng trường hợp xấu hơn có thể xảy ra.
4. Nhiệt độ
Khi sinh non, cơ thể trẻ sẽ hơi còi và khả năng điều chỉnh thân nhiệt sẽ kém hơn trẻ bình thường. Phòng cho bé sinh non cần thiết kế tránh gió và luôn ở nhiệt độ đủ ấm. Ngoài ra, một lời khuyên có ích là hãy mặc cho bé của bạn nhiều hơn 1 lớp so với số quần áo mà bạn đang mặc, như vậy cơ thể trẻ sẽ luôn ở trong trạng thái tốt nhất.
5. Bệnh vàng da và các bệnh lây nhiễm khác
Trẻ sinh non có thể sẽ mắc bệnh vàng da, một triệu chứng được gọi là tăng bilirubin huyết mà có thể dẫn tới hủy hoại hệ thống thần kinh rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Các mẹ nên chắc chắn rằng con mình đã được kiểm tra về bệnh này và cần được kiểm tra bất cứ khi nào da bé chuyển sang màu vàng hoặc ăn không tốt. Ngoài ra, trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và dễ mắc các bệnh lây nhiễm, do vậy cha mẹ cần theo dõi thật kĩ.
Bên cạnh đó, những cha mẹ đang có kế hoạch có bé hay các mẹ đang bầu bí thì nên chú ý một số điều sau đây để tránh tình trạng sinh bé non
– Không nên có bầu lại quá sớm sau lần sinh trước.
– Nên mang thai trước 35 tuổi.
– Không nên áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để có bầu trừ một số trường hợp đặc biệt và cần bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng.
– Nếu lần sinh trước đó cũng là sinh non thì các mẹ cần chú ý và tham khảo ý kiến bác sĩ để theo dõi và đề phòng.