Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cẩn trọng khi để con ngủ trong ghế ngồi ô tô dành riêng cho trẻ

Ngủ trong ghế ô tô có thể khiến nồng độ oxy bé nhận được thấp, gây hiện tượng khó thở, thậm chí là tử vong.

Trong một công bố mới đây của trường đại học Auckland (nước Úc) và Hiệp hội Nghiên cứu cái chết khi ngủ của trẻ sơ sinh (Cot death), các nhà khoa học đã khuyến cáo ngoại trừ bạn phải ra ngoài với trẻ bằng ô tô, còn không, nên giảm thiểu thời gian để trẻ sơ sinh ngồi trong ghế ô tô dành riêng cho trẻ.

Công bố này cũng đặc biệt cảnh báo không để trẻ ngủ trong ghế ô tô do nồng độ oxy bé tiếp nhận được sẽ rất thấp. Thiếu oxy sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ thể và trí lực của trẻ. Nguy hiểm hơn, thiếu oxy có nguy cơ cao gây ra hiện tượng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân nằm ở chiếc “gối đầu” của ghế ngồi ô tô dành cho trẻ , nó có tác dụng giảm thiểu va chạm, gây chấn thương cho đầu trẻ. Chiếc “gối” này là một miếng đệm bằng xốp đơn giản.

Đối với trẻ sơ sinh, tỷ lệ đầu so với cơ thể lớn hơn so với người lớn. Đồng thời, đầu trẻ phát triển, nhô ra phía sau. Chiếc “gối” sẽ giữ cho đầu trẻ đứng thẳng ngay kể cả khi trẻ ngủ, cơ thể trẻ lúc này hướng về phía trước. Điều này dẫn đến việc: cằm trẻ chèn lên ngực, cản trở dòng oxy lên đầu, gây hiện tượng khó thở.

Kết luận của nghiên cứu, các nhà khoa học nhấn mạnh không nên coi ghế ngồi ô tô như một nơi để ngủ cho trẻ. Những cái chết bất ngờ có thể bắt nguồn từ chiếc ghế này.

Việc sử dụng ghế ngồi ô tô dành riêng cho trẻ là đặc biệt cần thiết khi bạn di chuyển cùng bé. Rất nhiều ca trẻ bị thương tích nặng, thậm chí tử vong khi xảy ra tai nạn giao thông do trẻ không được ngồi trong ghế ngồi ô tô dành riêng cho trẻ con. Tuy nhiên, thời gian cho trẻ ngồi trong ghế không nên quá 30 phút mỗi ngày.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo không nên để trẻ ngồi một mình trên ghế vì bé có thể vô tình làm mình bị thương.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có một số lưu ý cho các cha mẹ khi phải di chuyển cùng bé trên ô tô:

1. Trước mỗi chuyến đi, hãy chắc chắn rằng ghế cho trẻ đã được cố định chắc chắn.

2. Hãy rút ngắn dây an toàn cho vừa với trẻ nếu dây quá rộng. Nếu như dây an toàn vẫn lỏng lẻo thì bạn có thể lót thêm đệm cho bé để giúp bé ngồi chắc chắn hơn.

3. Cần thiết sử dụng ghế ngồi ô tô cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tuổi. Những bé lớn hơn cần được thắt dây an toàn.

4. Dặn trẻ không hò hét trên xe khiến tài xế bị phân tâm.

5. Chỉ người lớn mới được phép tháo dây an toàn cho bé và cũng không nên dạy bé cách tự tháo dây an toàn.

6. Nếu trẻ tự tháo dây an toàn thì hãy dừng xe và thắt lại dây an toàn cho trẻ.

7. Không để các vật lớn và nặng trên xe gần chỗ trẻ ngồi, đặc biệt là ở ghế sau hoặc kệ để đồ vì chúng có thể xô về phía trước gây chấn thương cho trẻ cũng như người ngồi trên xe nếu xảy ra tai nạn. Những thứ lớn và nặng nên cho vào cốp xe.

Ngủ trong ghế ô tô có thể khiến nồng độ oxy bé nhận được thấp, gây hiện tượng khó thở, thậm chí là tử vong.

  • Chăm sóc khi trẻ bị say tàu xe
  • Cách hay để bé không say tàu xe
  • Để bé không còn say xe khi đi du lịch

Trong một công bố mới đây của trường đại học Auckland (nước Úc) và Hiệp hội Nghiên cứu cái chết khi ngủ của trẻ sơ sinh (Cot death), các nhà khoa học đã khuyến cáo ngoại trừ bạn phải ra ngoài với trẻ bằng ô tô, còn không, nên giảm thiểu thời gian để trẻ sơ sinh ngồi trong ghế ô tô dành riêng cho trẻ.

Công bố này cũng đặc biệt cảnh báo không để trẻ ngủ trong ghế ô tô do nồng độ oxy bé tiếp nhận được sẽ rất thấp. Thiếu oxy sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ thể và trí lực của trẻ. Nguy hiểm hơn, thiếu oxy có nguy cơ cao gây ra hiện tượng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân nằm ở chiếc “gối đầu” của ghế ngồi ô tô dành cho trẻ , nó có tác dụng giảm thiểu va chạm, gây chấn thương cho đầu trẻ. Chiếc “gối” này là một miếng đệm bằng xốp đơn giản.

Đối với trẻ sơ sinh, tỷ lệ đầu so với cơ thể lớn hơn so với người lớn. Đồng thời, đầu trẻ phát triển, nhô ra phía sau. Chiếc “gối” sẽ giữ cho đầu trẻ đứng thẳng ngay kể cả khi trẻ ngủ, cơ thể trẻ lúc này hướng về phía trước. Điều này dẫn đến việc: cằm trẻ chèn lên ngực, cản trở dòng oxy lên đầu, gây hiện tượng khó thở.

Kết luận của nghiên cứu, các nhà khoa học nhấn mạnh không nên coi ghế ngồi ô tô như một nơi để ngủ cho trẻ. Những cái chết bất ngờ có thể bắt nguồn từ chiếc ghế này.

Việc sử dụng ghế ngồi ô tô dành riêng cho trẻ là đặc biệt cần thiết khi bạn di chuyển cùng bé. Rất nhiều ca trẻ bị thương tích nặng, thậm chí tử vong khi xảy ra tai nạn giao thông do trẻ không được ngồi trong ghế ngồi ô tô dành riêng cho trẻ con. Tuy nhiên, thời gian cho trẻ ngồi trong ghế không nên quá 30 phút mỗi ngày.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo không nên để trẻ ngồi một mình trên ghế vì bé có thể vô tình làm mình bị thương.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có một số lưu ý cho các cha mẹ khi phải di chuyển cùng bé trên ô tô:

1. Trước mỗi chuyến đi, hãy chắc chắn rằng ghế cho trẻ đã được cố định chắc chắn.

2. Hãy rút ngắn dây an toàn cho vừa với trẻ nếu dây quá rộng. Nếu như dây an toàn vẫn lỏng lẻo thì bạn có thể lót thêm đệm cho bé để giúp bé ngồi chắc chắn hơn.

3. Cần thiết sử dụng ghế ngồi ô tô cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tuổi. Những bé lớn hơn cần được thắt dây an toàn.

4. Dặn trẻ không hò hét trên xe khiến tài xế bị phân tâm.

5. Chỉ người lớn mới được phép tháo dây an toàn cho bé và cũng không nên dạy bé cách tự tháo dây an toàn.

6. Nếu trẻ tự tháo dây an toàn thì hãy dừng xe và thắt lại dây an toàn cho trẻ.

7. Không để các vật lớn và nặng trên xe gần chỗ trẻ ngồi, đặc biệt là ở ghế sau hoặc kệ để đồ vì chúng có thể xô về phía trước gây chấn thương cho trẻ cũng như người ngồi trên xe nếu xảy ra tai nạn. Những thứ lớn và nặng nên cho vào cốp xe.

Meyeucon.org - 11/03/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Những điều cần biết sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Những lo lắng của cha mẹ khi con đến trường
  • Những điều có thể bạn chưa biết về Sốt
  • Trẻ có khả năng mất ngủ vì tivi
  • Bé nên ở nhà với người giúp việc hay đi trẻ?
  • Những “chuẩn” của bé sơ sinh mới chào đời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn