Các cuộc cãi vã lẻ tẻ, không thường xuyên trước mặt những đứa con của bạn dường như không phải là một vấn đề lớn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng điều đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sau này của trẻ.
Những nghiên cứu về bộ não tiết lộ những đứa trẻ phải đối mặt với những bất hòa của gia đình đến 11 tuổi sẽ làm giảm sút sự phát triển trí óc và gây những vấn đề tâm lý ở trẻ.
Các cuộc cãi vã hay tình trạng căng thẳng giữa cha mẹ, bạo lực gia đình về thể chất hoặc tinh thần, sự thiếu quan tâm, thiếu thân mật hay giao tiếp giữa các thành viên có thể gây nên hệ lụy này ở con trẻ.
Những nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào những ảnh hưởng của việc quá thờ ơ, bỏ bê hoặc lạm dụng hay ngược đãi trẻ em, tuy nhiên những phát hiện mới này đã chỉ ra rằng chậm chí những khó khăn khá bình thường của gia đình cũng có ảnh hưởng đáng kể đến con cái.
Các nhà khoa học của Trường Đại học East Anglia đã sử dụng công nghệ mô phỏng hình ảnh để quét qua bộ não của 58 thiếu niên tuổi từ 17 đến 19 đạị diện cho 1200 thanh thiếu niên mà cha mẹ của họ được yêu cầu nhớ lại bất kì sự kiện cuộc sống gia đình tiêu cực mà con cái họ đã phải trải qua từ khi sinh đến 11 tuổi. Kết quả là trong tổng số đó có 27 người đã được tìm thấy có một thời thời thơ ấu khó khăn.
Những đứa trẻ phải đối mặt với những vấn đề gia đình thường xuyên khi chúng nhỏ hơn 11 tuổi có tiểu não nhỏ hơn, bộ phận não liên quan đến kĩ năng học tập, điểu khiển sự căng thẳng và điểu khiển các giác quan vận động.
Theo một nhà nghiên cứu, một tiểu não nhỏ có thể dẫn đến nguy cơ cao bị các vấn đề tâm lí, tinh thần sau này trong cuộc sống.
Tuy nhiên, những trải nghiệm căng thẳng ở tuổi 14 và có thể hơn thực tế có lợi cho não bộ. Trẻ em gặp căng thẳng ở tuổi này cho đến 19 tuổi giúp não phát triển nhiều vùng não lớn hơn, điều này giúp họ chống lại những khó khăn sau này trong cuộc sống.
Nhà khoa học hàng đầu Dr Nicholas Walsh, từ trường tâm lí học UAE cho biết : ‘Những phát hiện này rất quan trọng vì việc từng trải qua những nghịch cảnh trong thời thơ ấu, thời thanh niên là nguy cơ rất lớn dẫn đến bệnh về tâm thần sau này. “Chúng tôi nghiên cứu thấy rằng việc từng trải qua không chỉ các việc nghiêm trọng như lạm dụng, sự bỏ bê, thờ ơ, ngược đãi mà thậm chí những khó khăn của gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não bình thường của thiếu niên”.
Những thanh niên từng trải qua nhiều vấn đề về gia đình có nhiều khả năng bị bệnh tâm lí hay bị rối loạn sức khỏe tâm thần khi trở thành cha mẹ, hoặc có một cái nhìn tiêu cực về chức năng gia đình của họ.
Dr Walsh tiếp tục : “Nó không chỉ là nâng cao hiểu biết của chúng ta làm thế nào để tạo ra môi trường phát triển bình thường cho trí não trẻ mà còn tạo nên liên kết những vùng não đặc biệt và những yếu tố tâm lí cá nhân”.
“Chúng tôi biết rằng những nguy cơ về bệnh tâm thần không xuất hiện lẻ tẻ, cô lập mà chúng hợp lại, và việc sử dụng công nghệ mới chỉ ra việc hợp lại của của các nghịch cảnh ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển trí não”.