Nói sao để trẻ mẫu giáo lắng nghe? Có một đứa con 3 tuổi cứng đầu, bướng bỉnh, chúng tôi mất bình tĩnh, la hét và quên sạch chuyện làm gương cho con.
Chúng tôi đã rơi vào một chiến mà có lẽ nhiều cha mẹ có con mẫu giáo, đặc biệt những đứa trẻ 3 tuổi cũng gặp phải: cha mẹ nói và con không lắng nghe.
Có câu nói: “Khi chúng ta nói chuyện với con cũng là lúc con không lắng nghe chúng ta”, Robert Brault. Đứa con mới lên 3 tuổi của tôi không phải là một đứa bé hư (dù mỗi ngày chúng tôi đều nói với con như vậy) Con cũng không hề bất trị hơn bất cứ đứa trẻ nào mới lên 3 tuổi trên Trái Đất, tôi chắc chắn điều đó.
Nhưng con rất cứng đầu. Bướng bỉnh. Và dĩ nhiên cũng vô cùng tinh quái và nghịch ngợm. Tuy nhiên, vấn đề không phải hoàn toàn do con. Vấn đề là ở chỗ chúng tôi. Chúng tôi đã trở thành những bậc cha mẹ tỏ ra khó chịu trước cả khi có chuyện gì phiền nhiễu xảy ra. Chúng tôi đã để cuộc “đấu tranh quyền lực” với một đứa trẻ lấy đi niềm vui được làm cha mẹ. Chúng tôi mất bình tĩnh, la hét quá nhiều và gần như quên sạch việc làm gương cho con.
Mỗi lần chúng tôi nổi điên, con trai tôi dường như đều không quan tâm. Thằng bé cứ cười nhạo và điều đó khiến chúng tôi còn bực bội hơn nữa. Những điều này không chỉ tác động trực tiếp tới con trai tôi mà còn ảnh hưởng tới con gái tôi. Con gái sẽ nhìn nhận chúng tôi – những người làm cha mẹ và nhìn nhận em trai mình như thế nào? Và quan trọng hơn cả, điều này sẽ tác động tới gia đình tôi. Những ngày tháng đáng lẽ tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc lại biến thành những giờ phút kinh khủng đầy những hình phạt và mối đe dọa. Những giờ phút vui nhộn trở nên phiền nhiễu, khó chịu. Những kỷ niệm đáng nhớ trở thành sự mòn mỏi đằng đẵng kéo dài.
Chúng tôi biết đây chỉ là một giai đoạn tạm thời. Chúng tôi biết rằng con trai nhỏ, như bất kỳ đứa trẻ nào, rồi sẽ bắt đầu hiểu được những điều cơ bản, hiểu được cảm xúc và biết cách nói “vâng”. Chúng tôi chỉ có thể hi vọng. Nhưng trong khi chờ đợi thời gian đó đến, mọi việc ra sao đều phụ thuộc vào chúng tôi. Là cha mẹ, chúng tôi bắt đầu hiểu rằng cách chúng tôi lựa chọn nuôi dạy đứa con trai nhỏ cũng chính là cách chúng tôi noi gương cho các con. Cách chúng tôi biến con thành một người tốt đẹp hơn. Cách chúng tôi mang đến cho con một nền tảng bền vững. Cách chúng tôi xây dựng một ngôi nhà hạnh phúc.
“Khi chúng ta nói chuyện với con cũng là lúc con không lắng nghe chúng ta”, Robert Brault.
Vậy có phải điều đó nghĩa là không nên có những quy tắc, hình phạt? Cũng không cần nói chuyện với con? Dĩ nhiên là không phải như vậy. Chúng tôi vẫn tin vào những hình thức kỷ luật, những giới hạn, lựa chọn và sự giao tiếp giữa cha mẹ với con cái.
Nhưng tôi cho rằng chúng tôi cần noi gương cho con nhiều hơn nữa. Để có thể giao tiếp với con theo những cách khác. Để có thể lựa chọn trận chiến phù hợp. Để có thể hướng dẫn con bằng những hành động, dù không cần nói một lời. Và tôi hi vọng rằng con sẽ lắng nghe, thực sự lắng nghe.
Quân đã bình luận
Anh/Chị nên áp dụng phương pháp Sinh Trắc Học Dấu Vân Tay để hiểu sự phát triển trong não bộ của bé.
Có những cha mẹ dạy con cái nhưng bé không nghe lời và hay ù lỳ nói mãi không nghe, đó không phải là lỗi ở bé mà do cha me chưa thật sự hiểu rõ về bản thân của con mình.
Mỗi đứa trẻ đều không giống nhau, chúng đều có cách tiếp thu và tính cách, cảm nhận, cảm xúc, lối tư duy khác nhau nhưng đều có tài năng riêng của mình và cha mẹ cần phải biết bé nghĩ gì và những tiềm năng đó để tạo điều kiện và môi trường cho bé phát triển.
Phương pháp này được áp dụng ở các nước phát triển trong việc tìm kiếm tài năng và thiên tài bẩm sinh để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển.
Anh/Chị có thể dắt trẻ đến văn phòng làm việc của em để được scan vân tay và tư vấn trực tiếp về bé. Địa chỉ: Lầu 5 39 Nguyễn Thị Diệu Q3 TPHCM
LH : Quân 0925253292