Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cách giúp mẹ nói chuyện với con tuổi teen

Mở cánh cửa giao tiếp với con trước khi có bất cứ chuyện gì là cách tốt nhất để ngằn ngừa mọi chuyện. Bọn trẻ có thể nhìn chỗ khác hoặc làm việc khác như thể chúng không nghe thấy, nhưng hãy tiếp tục. Thậm chí chỉ một tỉ lệ nhỏ thông hiểu nhau cũng là một nỗ lực đáng giá.

Hãy nói chuyện nhiều với con tuổi teen..
Hãy nói chuyện nhiều với con tuổi teen..

Hãy tâm sự về về những điều quan trọng

Hãy thảo luận với con về chuyện tại sao bạn không muốn con uống rượu. Không chỉ nói về cách uống như thế nào trong buổi tiệc, mà còn đề cập đến những hậu quả lâu dài như uống khi đang mang bầu, lái xe khi vừa uống xong… Con chắc chắn sẽ hỏi Tại sao, và hãy tận dụng câu hỏi đó để thực hiện tiếp mục đích [giáo dục] của bạn.

Thể hiện tình cảm

Cả bạn và con có thể đều ngại với những cái ôm thân mật. Thế còn ánh mắt, nụ cười trìu mến khi con về nhà, giọng nói nhẹ nhàng khi nói chuyện thì sao? Cảm nhận được yêu thương có thể giúp con vượt qua được những khó khăn.

Đề ra quy tắc

Những nguyên tắc có lý là tốt cho con đang tuổi teen và cho con ý thức về những kỳ vọng của bố mẹ. Khi bạn đang thực hiện điều đó, hãy giải thích cho con hiểu vì sao cần những quy tắc nhất định và hậu quả sẽ thế nào nếu phá vỡ chúng.

Chú ý đến những gì con nói

Đôi khi thật dễ dàng để nghe con nói chuyện, nhưng để hoàn toàn hiểu được con đang nghĩ gì và phải đối mặt với chuyện gì, thì phải lưu tâm đến mọi từ ngữ con nói như những “đầu mối” có thể giúp ta hiểu được con thực sự đang trong tình trạng như thế nào.

Chú ý những gì con làm

Theo sát những hành vi của con không phải là “gián điệp”, đây là một phần của việc giáo dục con. Còn ai có thể tốt hơn để theo dõi và can thiệp giúp con lúc cần thiết hơn là bố mẹ – những người yêu thương con nhất?

Cùng nhau ăn bữa tối

Dù bận đến đâu cũng phải chia sẻ thời gian ăn tối với nhau ít nhất 3 lần một tuần. Đó không phải là chuyện muốn hay không muốn, mà nó phải thế để có thể thiết lập sự chia sẻ giữa bạn và con mình.

Chia sẻ niềm vui chung trong gia đình

Cũng giống như ăn bữa tối cùng nhau, khi cả gia đình cùng chia sẻ niềm vui, điều đó có thể giúp cha mẹ theo sát được tình hình của con. Khi con có thể quay về với cha mẹ để có niềm vui, điều đó có thể giúp con tránh tìm thú vui trong những điều có hại.

Thể hiện sự tôn trọng

Thể hiện rằng bạn tôn trọng con. Hãy dành cho con thật nhiều những cuộc nói chuyện mà trong đó không có những từ ngữ nóng nảy, không có chỉ trích và có những hành vi mẫu mực mà bạn muốn thấy từ con.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Tâm lý tuổi teen

Bài viết liên quan

  • Dạy trẻ tự lập về tài chính để ‘giảm tải’ cho bố mẹ
  • 13 điều cha mẹ nên để con tự quyết định
  • Dạy con ngoan – nỗi trăn trở không của riêng ai
  • Đau lòng với sự ngỗ ngược
  • Cha mẹ nên làm gì khi con bắt đầu biết yêu?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn