Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Báo động nguy hiểm khi mang thai

Có bầu đã khó, giữ an toàn cho mẹ và con trong 9 tháng 10 ngày còn khó hơn. Hãy nghiên cứu kỹ về nguy hiểm có thể xảy ra để hạn chế rủi ro khi chuẩn bị mang bầu.

Dọa sẩy thai

Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến nhất. Các mẹ thường có ra máu âm đạo, đau bụng dưới dưới. Tuy nhiên, em bé lúc này vẫn bình an vô sự và ở trong buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc hé mở nhưng những thành phần của thai chưa bị ra ngoài. Nếu mẹ vẫn tiếp tục chảy máu nhiều và đau quằn quại hơn, lúc đó là các thành hần của thai đang đi qua ống cổ tử cung. Sẩy thai lúc này khó tránh được.

Sảy thai cũng có thể là do em bé quá yếu và không thể tiếp tục phát triển lớn lên. Cũng có thể vì cơ thể mẹ thiếu sắt và axit folic. Hoặc do khi mang bầu, mẹ làm việc nặng,

Để phòng ngừa sảy thai, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Có thể uống thêm viên sắt và axit folic. Không ăn uống hoặc tránh tiếp xúc với các chất độc hại như rượu bia, thuốc lá, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc. Không tự ý uống thuốc bổ hay các loại thuốc cảm cúm, cần có sự tư vấn của bác sỹ.

Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh sau khi quan hệ vợ chồng cũng rất quan trọng. Vì nếu mẹ mắc các bệnh phụ khoa, nhiễm khuẩn âm đạo cũng là nguyên nhân gây sảy thai.

Mẹ không nên đi dép/giày cao gót và làm việc nặng. Cần đi khám thai thường xuyên tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu khi mang thai, có hiện tượng đau bụng một chút, mẹ hãy đi khám ngay. Với những vợ chồng bị sảy thai từ 3 lần trở lên (thường gọi là sảy thai thứ phát), cần được khám toàn diện và làm các xét nghiệm đầy đủ, tư vấn cẩn thận trước khi mang thai lần sau.

Thai lưu

Hiểu một cách đơn giản là thai nhi không phát triển nữa nhưng còn lưu lại trong tử cung, chưa bị đẩy ra ngoài. Thời gian lưu thai có thể hàng tuần, hàng tháng. Hiện tượng của thai lưu là triệu chứng thai nghén biến mất, có máu đen ở âm đạo và không đau bụng. Nếu bạn đi khám thì thấy cổ tử cung hơi chắc và hơi to ra, siêu âm không có tim thai.

Thời gian từ khi thai lưu đến lúc sẩy hoặc sinh ở mỗi người một khác. Tuy nhiên thời gian dọa sẩy và chuyển dạ sinh thường dài hơn và ra máu nhiều hơn. Nguy hiểm hơn, mẹ bị thai lưu thường vỡ ối sớm. Qua màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nguy hiểm trầm trọng cho mẹ. Khi thai lưu quá lâu trong tử cung, mẹ có thể bị rối loạn đông máu hoặc gây băng huyết nặng khi đẻ.

Khi có dấu hiệu bất thường, mẹ cần đi khám để được chẩn đoán và xử lý luôn. Khi bị thai lưu, nguyên tắc được khuyến cáo là cho thai ra càng sớm càng tốt khi không còn tim thai. Rất khó xác định nguyên nhân chính xác về tình trạng thai lưu nên việc đề phòng cho các mẹ là rất khó khăn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý tới các yếu tố như di truyền, môi trường, bất đồng nhiễm sắc thể mẹ và con.
Báo động nguy hiểm khi mang thai - Tin180.com (Ảnh 1)
Khi có bầu, mẹ cần nghỉ ngơi và cân bằng chế độ dinh dưỡng.

Thai ngoài tử cung

Đó là trường hợp em bé không nằm trong tử cung mà nằm ở những vị trí bất thường bên ngoài tử cung, thông thường là vòi trứng. Tại những vị trí đó, thai ngoài tử cung sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ thai ngoài tử cung cũng rất cao: cứ 1.000 người mang bầu, có 4-11 người mắc phải tình trạng này. Nguy hiểm hơn, người có tiền sử mang thai ngoài dạ con một lần sẽ có khả năng mắc lại trong những lần sau.

Những người có tiền sử nạo phá thai, viêm nhiễm vùng sinh dục có nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất cao. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác ảnh hưởng tới mẹ như khối u phần phụ như u nang buồng trứng…

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung: chảy máu âm đạo, đau nhói vùng bụng dưới, đau một bên, đau âm ỉ. Khi thử, que đã lên hai vạch nhưng siêu âm không thấy thai trong tử cung. Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào và loang ra ổ bụng rất nguy hiểm.

Khi trễ kinh, đau bụng ra máu, đau nhói từng cơn, chị em cần đi khám ngay ở các bệnh viện. Đối với thai ngoài tử cung, hiện đã có một số loại thuốc chỉ cần tiêm/bơm vào âm đạo, không cần phải mổ theo cách thông thường.
Meyeucon.org - 02/05/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Tác dụng cực hay của khoai lang đối với bà bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn