Các chuyên gia cho rằng chưa có bất cứ bằng chứng cụ thể nào chứng minh được lợi ích cũng như tác hại của việc sinh con dưới nước. Cận cảnh một ca sinh con dưới nước khởi động ở… bể bơi.
Dù trước đây có thông tin cho rằng sinh con dưới nước sẽ làm giảm thiểu cơn đau cho người mẹ và giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên theo lời các bác sĩ đầu ngành hiện nay thì không có bằng chứng nào chứng minh được sinh con dưới nước có lợi cho người mẹ cả mà ngược lại còn rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người.
Những chuyên gia này cũng nhấn mạnh vào các báo cáo những vấn đề tuy hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh như nhiễm trùng gây chết người, xuất huyết nghiêm trọng và chết đuối.
Trong cuốn sách hướng dẫn được phát hành bởi Viện Hàn lâm Nhi khoa và Đại học Sản phụ khoa Mỹ, họ đã kết luận rằng sinh con dưới nước chỉ được giới hạn ở một số phụ nữ tham gia trong các nghiên cứu y khoa mà thôi.
Hiện nay tại Anh, việc sinh con dưới nước là vô cùng phổ biến. Ít nhất cứ 100 người thì có 1 người chọn sinh nở dưới nước. Vài người thậm chí còn tiếp tục sử dụng phương pháp này cho lần sinh tiếp theo.
Như vậy, với nhận định trên, có vẻ như các chuyên gia người Mỹ thận trọng hơn bởi theo họ, cần phải nghiên cứu kỹ hơn về việc sinh con dưới nước và những ưu, nhược điểm của nó. Trong khi đó, các bác sĩ tại trường Đại học đào tạo nữ hộ sinh Hoàng gia và trường Đại học đào tạo Bác sĩ sản phụ khoa của Anh lại cho rằng, chỉ cần người mẹ khỏe mạnh, không có bất cứ biến chứng nào trong thai kỳ thì họ có thể tùy chọn sinh nở dưới nước hay không.
Đã có nhiều ý kiến phản đối lời nhận định trên bởi theo họ nước ấm có lợi cho người mẹ đang rất căng thẳng trong lần sinh nở đầu tiên và có thể rút ngắn quá trình sinh nở khi nó có tác dụng giảm đau. Dù vậy, các chuyên gia Mỹ cho biết, để khẳng định sinh con dưới nước có tốt hay không, cần được nghiên cứu ưu, nhược điểm của nó tại thời điểm đứa bé được sinh ra sau này, chứ không phải chỉ mỗi lúc sinh.
Bởi theo họ, đã có nhiều báo cáo về sự lây nhiễm từ nước bẩn, xuất huyết nghiêm trọng, khó thở và gần hoặc là chết đuối. Cũng trong một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, khoảng 12% trẻ sinh dưới nước cần phải được chăm sóc đặc biệt sau sinh. Trong khi không có em bé nào sinh nở kiểu khác mắc phải những tình trạng tương tự.
Tác giả cuốn sách này cho biết: “Sự an toàn và hiệu quả của việc ngâm mình dưới nước trong giai đoạn chuyển dạ thứ hai không tích hợp được với lợi ích của mẹ và thai nhi. Với những sự kiện và báo cáo các trường hợp bị tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh gần đây, thì việc ngâm mình trong giai đoạn chuyển dạ thứ hai đến khi sinh thì chỉ nên được coi là một thủ tục thử nghiệm, nó chỉ nên thực hiện khi đã có sự đồng ý cho phép của bác sĩ hay chuyên gia”.
Đồng ý với ý kiến của đồng nghiệp của mình, tiến ĩ Jeffrey Ecker của trường Đại học Harvard cho biết dù ông rất quan tâm tới những lợi ích của việc sinh con dưới nước đem lại cho người mẹ thì theo ông, nó lại không hề có ích như thế tới em bé.
Linda Geddes, tác giả cuốn sách hướng dẫn mang thai Bumpology bày tỏ: “Dù hiện tại không có bằng chứng chứng minh sinh nở dưới nước có hại… các bác sĩ sản khoa Mỹ đã rất thận trọng và muốn thực hiện các nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi họ bị thuyết phục rằng nó thực sự an toàn”.
Trước những nhận định này của các bác sĩ Mỹ, Tổ chức National Childbirth Trust cho biết những quy tắc của cuốn sách này thật “đáng sợ và thoái lui” và Mỹ đang lạc hậu so với Anh về y học. Cô Elizabeth Duff, người phát ngôn của quỹ từ thiện này cho biết: “Tôi biết nhiều nữ hộ sinh chăm sóc cho các ca sinh dưới nước và họ đều nói điều đó thật tuyệt vời”.