Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khi chồng bạn chưa phải là người cha tốt

Chỉ vì anh ấy là chồng bạn không có nghĩa là anh ấy biết cách nuôi dạy con. Sau đây là một vài bí quyết giúp bạn ứng phó khi anh ấy thực sự là một người cha tồi tệ.

Cho dù bạn đang ở trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay đã ly dị, cha của con bạn vẫn là người tác động tới quá trình giáo dục đứa trẻ. Dưới đây là lời khuyên của Tiến sĩ David Simonsen để khắc phục các vấn đề trong việc nuôi dạy con cái mà người cha đem lại.

Đinh nghĩa “người cha tồi tệ”

Trước hết, chúng ta hãy định nghĩa khái niệm “người cha tồi tệ”. Các bà mẹ cần hiểu rõ rằng bạn và chồng bất đồng về cách nuôi dạy con không có nghĩa rằng chồng bạn là một người cha tồi tệ. Khi bạn và chồng đã trở thành cha mẹ của một đứa trẻ, việc có những bất đồng trong cách nuôi dạy con gần như là điều không tránh khỏi. Ví dụ: hai bạn có thể bất đồng về thời gian cho con đi ngủ, lựa chọn thực phẩm và những hoạt động giải trí, bởi đây là những vấn đề liên quan tới sở thích chứ không phải sự an toàn của trẻ.

Cách ứng phó khi chồng là một người cha tệ hại
Cách ứng phó khi chồng là một người cha tệ hại

Tuy nhiên, một số bất đồng có thể xảy đến khi một trong hai người có cách nuôi dạy con tồi tệ. “Nếu chồng bạn làm một điều gì đó gây hại cho trẻ về lâu dài, chắc chắn đó là điều bạn cần quan tâm và giải quyết”, Tiến sĩ Simonsen cho biết. Bất cứ điều gì đe dọa sự an toàn của trẻ đều xứng đáng nhận được sự can thiệp bởi đó đích thực là một phương pháp nuôi dạy con tệ hại.

Những trường hợp cần can thiệp ngay lập tức

Theo Tiến sĩ Simonsen, tất cả mối lo ngại về cách nuôi dạy con đều phải được xem xét dưới góc độ có gây nguy hiểm cho trẻ hay không. Tuy nhiên, sự nguy hiểm này không chỉ đơn thuần là gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của trẻ. Nếu chồng bạn đặt con vào một trong những mối nguy dưới đây, bạn cần phải can thiệp ngay lập tức.

Tác động đến thể chất: Nếu chồng bạn dùng những hình thức kỷ luật để hành hạ hoặc không quan tâm tới sự an toàn về mặt thể chất của con, bạn cần phải can thiệp một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Đặt con mình vào tình trạng nguy hiểm về thể chất bao giờ cũng là một cách nuôi dạy con tồi tệ.

Tác động đến tinh thần và tình cảm: Một người cha lạm dụng cảm xúc cũng có thể gây nên những mối nguy hại lâu dài cho trẻ. Nếu bạn từng thấy chồng mình réo tên con mắng hoặc đe dọa, dù dưới bất cứ hình thức nào, đừng ngần ngại can thiệp.

Mối nguy tình dục: Tất nhiên, nếu chồng bạn lạm dụng tình dục con thì bạn cần có những hành động quyết liệt để thu hồi quyền làm cha. Nhưng mối nguy tình dục có nhiều sắc thái hơn là lạm dụng tình dục. Nếu chồng bạn ngoại tình liên tiếp hoặc dùng con bạn như người vợ thay thế, điều này có thể gây rối loạn cảm xúc và tình dục cho con.

Tuy nhiên, nếu chồng bạn nuôi dạy con theo một cách khiến bạn khó chịu chứ không phải là thấy nguy hiểm, bạn cần tiếp cận vấn đề theo một cách khác. Hãy dành thời gian suy nghĩ xem có phải bạn can thiệp vì lo lắng cho sự an toàn của con hay không.

Cách giải quyết khi lo ngại về cách dạy con của chồng

Khi bạn lo ngại về cách dạy con của chồng, hãy xem xét các cách giải quyết sau:

Nói chuyện với chồng: Theo Tiến sĩ Simonsen, để giải quyết vấn đề, bạn và chồng nên nói chuyện thẳng thắn: “Các vấn đề về cách nuôi dạy con sẽ không bao giờ được giải quyết thỏa đáng cho đến khi cha mẹ, bất kể họ có mối quan hệ như thế nào, có thể tìm ra cách giao tiếp với nhau”. Nếu không thể nói chuyện được với chồng, bạn nên phát triển kế hoạch nuôi dạy con với một chuyên gia.

Nhờ cậy bạn bè và gia đình: Đôi lúc, những người cha không thực sự quan tâm đến mối lo của người mẹ cho đến khi họ nghe thấy điều tương tự từ một người khác. Do đó, bạn nên cân nhắc nói chuyện với một người bạn của cả 2 người hoặc một thành viên trong gia đình. Nên tìm một người mà chồng bạn tin tưởng và yêu cầu người đó nói thay cho bạn.

Sự can thiệp pháp luật: dù đây không phải giải pháp tối ưu nhưng ít nhất thì các luật sư và kế hoạch nuôi dạy theo lệnh tòa có thể giải quyết mối lo của bạn. “Sự an toàn của trẻ đáng được ưu tiên hơn cảm xúc của cha mẹ”, Tiến sĩ Simonsen cho biết.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Làm cha mẹ , Những điều cần biết sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Những điều cần tránh khi thăm hỏi gia đình có trẻ bị bệnh tự kỷ
  • Để các bà mẹ bận rộn hoàn thành công việc của mình
  • Chi tiêu cho con sao cho hợp lý
  • Khi mẹ thấy mệt mỏi…
  • Những đồ mẹ nên cân nhắc khi mua cho bé sơ sinh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn