Thực tế, những điều chị Nakio nhắc đến là những lưu ý toàn cầu khi đưa con đi tiêm chủng chứ không chỉ riêng ở đất nước mặt trời mọc.
Đối với bất kì người mẹ nào, việc tiêm phòng cho trẻ cũng luôn là vấn đề quan tâm lớn nhất, đối với mẹ Nhật cũng vậy. Hãy xem chị Naoki – mẹ bé Mio chuẩn bị thế nào khi đưa bé đi tiêm phòng nhé.
1. Hiểu về các loại vắc – xin
Không chỉ đơn thuần đưa con tới các điểm tiêm phòng theo lịch trình của các bác sỹ, chị Naoki chia sẻ rằng mình đã chủ động tìm hiểu rất kĩ về các loại vắc – xin mà con mình sẽ được tiêm. Thông thường vắc – xin có 3 loại:
Cha mẹ Nhật thường tìm hiểu rất kĩ và luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa con đi tiêm phòng.
Loại 1: vắc –xin sống là các vi sinh vật độc hại được làm giảm đặc tính độc, có tác dụng lâu dài (ví dụ như vắc – xin sởi, quai bị, lao) tuy nhiên khi đưa bé đi tiêm loại vắc – xin này mẹ cần chắc chắn sức khỏe của bé ở tình trạng tốt nhất.
Loại thứ 2, theo chị Naoki là loại đang được phát triển mạnh và thay thế nhiều chủng vắc – xin cũ đó là vắc – xin bất hoạt, được sản xuất từ các vi sinh vật độc hại bị giết chết, an toàn nhưng cần tiêm nhắc lại nhiều lần.
Loại thứ 3 là toxoid sản xuất từ chất độc của các vi sinh vật (vắc – xin uốn ván, bạch cầu…).
Hiện nay còn có những loại vắc – xin hỗn hợp (cùng lúc chủng ngừa được nhiều căn bệnh) được đưa vào sử dụng để giảm mũi tiêm cho trẻ, chị Naoki cho biết mình đã chủ động gọi điện hỏi bác sỹ để được tư vấn về loại vắc – xin này trước khi đưa bé Mio đi tiêm phòng.
2. Lên lịch trình chi tiết
Đây là kinh nghiệm xương máu của mẹ bé Mio, chị cho biết đa phần vắc – xin cần tiêm mũi nhắc lại, nhưng có lần do quên nên chị không đưa bé Mio đi tiêm mũi Rotavirus thứ 2 theo lịch tiêm phòng. Mặc dù tại Nhật có một chương trình tiêm phòng dành cho đối tượng không tham gia tiêm phòng đại trà nhưng do bé Mio bị ốm nên thời gian giữa 2 mũi tiêm là khá dài. Vì vậy chị Naoki đã khuyên tôi nên lập một lịch trình tiêm phòng cho bé.
Các bác sỹ luôn thông báo thời gian tối đa – tối thiểu giữa 2 mũi tiêm nên mẹ bé Mio hãy chịu khó ghi vào lịch trình để đảm bảo bé được tiêm đúng và đủ mũi.
Chị Naoki cho biết, do tình hình dịch bệnh hiện hành mà chính phủ sẽ ban hành lịch tiêm chủng ưu tiên cho một số loại vắc-xin,các mẹ hãy luôn mang theo sổ tiêm để bác sỹ nắm được thông tin về loại vắc-xin bé đã dùng và được tư vấn chính xác.
3. Luôn đề phòng tình huống xấu
Tai biến xảy ra sau khi tiêm vắc-xin ở trẻ có tỷ lệ không cao nhưng chị Naoki luôn ở lại điểm tiêm phòng sau khi tiêm khoảng 30 phút để chắc chắn con mình sẽ được cấp cứu kịp thời khi có tình huống xấu sảy ra. Các chuyên gia y tế tại Nhật cũng khuyên các bà mẹ nên tìm hiểu về bệnh viện gần nhất tại nơi bạn sinh sống trước khi cho trẻ đi tiêm phòng.
Đối với một số loại vắc-xin như ho gà có thể gây sốc kèm di chứng thần kinh hay vắc-xin rotavirus có thể gây lồng ruột nên chị Naoki thường ở lại điểm tiêm phòng lâu hơn và theo dõi bé kỹ càng hơn.
Nếu như các bé chỉ sốt, sưng tấy tại điểm bị tiêm, và khóc sau khi tiêm thì các mẹ không nên lo lắng nhiều. Tuy nhiên nếu bé quấy khóc dai dẳng, sốt cao, có biểu hiện sốt, co giật thì hãy đưa bé đến ngay bệnh viện gần nhất. Đừng quên thông báo với bác sỹ tiêm phòng nếu phản ứng xấu này xảy ra với loại vắc-xin cần tiêm nhắc lại.
Cũng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nếu anh, chị em của bé có phản ứng mạnh với một loại vắc-xin nào đó thì các bà mẹ cũng nên tham khảo tư vấn của bác sỹ trước khi tiêm cho bé.