Biến con thành người đưa tin hay thậm chí bác sĩ tâm lý cho mình là 2 trong số 5 sai lầm lớn bố mẹ ly hôn thường mắc phải.
Bố mẹ ly hôn, gia đình tan vỡ không phải là một chuyện dễ dàng gì để vượt qua, đặc biệt với con trẻ. Những đứa trẻ có thể cảm thấy vô cùng khó khăn để có thể đối mặt và chấp nhận sự kết thúc trong quan hệ giữa bố mẹ mình. Thậm chí chúng có thể mang trong lòng mình vết thương cho đến khi trưởng thành, bởi những xung đột giữa bố mẹ. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ có thể tránh gây nên tổn thương cho trẻ bằng sự điều chỉnh hành vi của mình. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia về gia đình và ly hôn, M. Gary Neuman, LMHC.
1. Biến con thành kẻ đưa tin
“Rất nhiều bố mẹ có khuynh hướng giao tiếp với nhau qua đứa con”, Neuman nói. “Điều này khiến cho trẻ hết sức căng thẳng về mặt cảm xúc và buộc chúng phải dàn xếp tình huống mà bố mẹ chúng cũng không thể giải quyết. Ngày nay, email là một công cụ rất hay đển bạn có thể trao đổi với vợ hoặc chồng mình. Nó cho phép bạn có thể tranh luận về việc nuôi dạy con mà không chệch hướng sang tiêu cực và mở lại những vết thương cũ. Nó cũng có thể lưu giữ lại nên hai người sẽ thận trong hơn khi nói chuyện”
“Nếu bạn muốn hoặc cần nói chuyện với người kia qua điện thoại hoặc đích thân hai người gặp nhaum hãy chỉ tập trung vào nội dung chính, và quan trọng nhất là không lạc hướng khi người kia bắt đầu nổi cáu. Chỉ nói đơn giản rằng: Em/anh hiểu cảm giác của anh/em, nhưng em đến đây là để nói vể việc con chúng ta”.
2. Con thành bác sĩ tâm lý
“Những đứa trẻ tuổi teen thích tự chủ cảm xúc của mình, và việc bố mẹ ly dị khiến chúng cảm thấy như thế giới sụp đổ”, Neunam nói. “Đừng buông mình theo việc kể lể với con những chuyện chi tiết về cuộc chia tay của mình hoặc những cảm xúc tức giận của bạn về người kia.” Bạn là bố mẹ của con mình, vì thế nếu cần điều trị tâm lý hãy đến trung tâm tư vấn, thay vì bắt con chịu đựng và làm con tổn thương bằng những cảm xúc của chính mình.
3. Không quan tâm gì đến cảm xúc của con
“Bọn trẻ cần có cảm giác rằng chúng được thấu hiểu”, Neunam nói, Và sau khi bố mẹ ly hôn, những cảm giác của chúng có thể rơi vào rối loại. “Hãy lắng nghe con. Đừng bảo con nên nghĩ gì. Và, điều này có thể khó khăn, nhưng đừng bao giờ chỉ trích người chồng hoặc vợ đã ly hôn của mình trước mặt con- điều đó chẳng khác gì phê phán chính con, vì một nửa của con chính là người vợ/chồng cũ của bạn. Hồi đáp lại thật ân cần những gì con nói với bạn”. Quan tâm thực sự đến mọi cảm xúc của con. Bạn không nhất thiết phải đưa ra một giải pháp nào đó, đơn giản chỉ cần bạn lắng nghe và thấu hiểu con. Bạn cũng có thể khuyến khích cho viết ra những cảm xúc của mình, và đưa cho chồng hoặc vợ cũ của bạn đọc nếu con đồng ý. Sự hàn gắn sẽ đến từ sự kết nối của tình yêu thương và từ sự thấu hiểu cảm xúc của con.
4. Bắt con phải giằng xé ở giữa
“Tôi luôn nói với bậc phụ huynh rằng, khi con đi chơi cuối tuần với người chồng/ người vợ đã ly hôn của bạn, hãy xem đó như thể là con vừa đi chơi nhà một người bác hay người cô nào đó về”. Neuman chia sẻ. Đừng nói gì khiến con cảm thấy căng thẳng, như thể con phải chia đôi mình để sống trong hai thế giới. Mặt khá, đừng tra tấn con bằng việc đặt con ở giữa và lựa chọn. Hãy hỏi con những câu hỏi bình thường và vui vẻ làm tan đi sự căng thẳng.
5. Hàn gắn lại những tổn thương mà bạn đã gây ra
Nhiều cặp vợ chồng ly hôn khi đọc những điều này có thể nhận ra những lỗi lầm của mình với con. Có bao giờ là quá muộn để sửa chữa mọi thứ hay không? “Không, bọn trẻ có khả năng tha thứ đặc biệt”, Neunam nói, “ít nhất cho đến những năm cuối của tuổi teen, khi sự giận dữ đã kết tụ. Nếu bạn đã gây ra lỗi lầm với con, những điều sau đây rất quan trọng:
– Xin lỗi con. Lời xin lỗi của bạn sẽ in sâu trong tâm trí con bạn.
– Nói lại chính xác những gì bạn đã làm sai, và cam kết với con sẽ thay đổi hành vi của mình kể từ lúc này
– Cùng con nghĩ ra một ký hiệu đặc biệt nào đó – chẳng hạn như, con sẽ đưa hai tay chéo lên nhau mỗi khi bạn bắt đầu chỉ trích vợ/chồng cũ. Ký hiệu này sẽ nhắc bạn ngừng ngay lại việc chỉ trích đó.