Một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ em có tính lộn xộn sẽ có khả năng học tốt hơn, tiếp thu nhanh hơn những đứa trẻ khác.
Chúng ta đều biết rằng trẻ em có thể nhận biết những vật thể chất rắn và không phải chất rắn trong các tiết học ở trường. Nhưng nền tảng kiến thức này có thể được tạo lập ngay từ khi đứa trẻ còn chưa đi học.
Điển hình như việc khi còn rất nhỏ, trẻ đã được bố mẹ dạy cách xác định các vậy thể rắn bằng cách cho chúng cầm những thứ đồ chơi, hay quả bóng, nhưng việc xác định những vật không phải chất rắn lại phức tạp hơn.
Một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Khoa học Phát triển của Mỹ chỉ ra rằng bữa ăn là khoảng thời gian, không gian lý tưởng cho việc dạy bé về các chất không phải chất rắn.
Khi trẻ em ở một khung cảnh quen thuộc, như bữa ăn của gia đình, bé sẽ quậy phá, làm đổ mọi thứ, làm rơi vãi chúng ra khắp xung quanh mình để tìm hiểu và nhận biết kết cấu, màu sắc, mùi vị của bất cứ thứ gì mà chúng làm đổ ra.
Larissa Samuelson, giáo sư tâm lý trường Đại học Iowa, Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu sâu về đề tài trẻ em học cách xác định các vật thể xung quanh chúng. Cô cùng đội ngũ nghiên cứu của mình đã đưa cho những em bé 16 tháng tuổi nhiều chất lỏng như nước sốt táo, súp hay bánh pudding để những đứa trẻ nhận biết chúng.
Kết quả của cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng ít nhất hơn một đứa trẻ đã quen với một loại đồ lỏng nhất định và dễ dàng phân biệt chúng một các chính xác.
Khi kết quả nghiên cứu này được công bố, vị giáo sư người Mỹ này đã khuyến khích các bà mẹ để cho đứa trẻ của mình có thể thỏa sức tự khám phá thế giới xung quanh.
“Bạn có thể đặt đứa trẻ trên chiếc ghế ăn cao trong nhà bếp, những đứa trẻ chăn chắn sẽ ném những đồ vật xung quanh mình xuống sàn nhà. Dù chúng trông rất bừa bộn nhưng thông qua việc làm đó, những đứa trẻ của bạn đang học được cách phân biệt các đồ vật khác nhau. Vì vậy, đừng lo lắng và hãy ở cạnh những đứa trẻ của bạn khi chúng đang làm bừa bộn mọt thứ” – Larissa Samuelson nói.