Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Để nhận biết bệnh ung thư ở trẻ em

Sàng lọc ung thư và chú ý tới một số dấu hiệu, triệu chứng lạ ở trẻ là cách thức tốt nhất để nhận biết bệnh ung thư ở trẻ em.

Sàng lọc ung thư cho trẻ em

Sàng lọc là cách thức để phát hiện bệnh nói chung và ung thư nói riêng khi một người chưa có triệu chứng. Ung thư ở trẻ em rất hiếm. Không có khuyến cáo rộng rãi cho việc làm xét nghiệm sàng lọc ung thư ở những trẻ em không có nguy cơ ung thư cao.

Một số trẻ có nguy cơ phát triển một loại ung thư nào đó cao hơn do di truyền từ cha mẹ những biến đổi bất thường của một vài gen nhất định. Những bé này cần được kiểm tra sức khỏe cẩn thận và thường xuyên hơn bao gồm cả những xét nghiệm đặc biệt để tìm ra dấu hiệu của bệnh ung thư sớm nhất có thể.

Sàng lọc ung thư và chú ý những dấu hiệu lạ ở trẻ là cách tốt nhất để nhận biết bệnh ung thư ở trẻ em.
Sàng lọc ung thư và chú ý những dấu hiệu lạ ở trẻ là cách tốt nhất để nhận biết bệnh ung thư ở trẻ em.

Một số dấu hiệu và triệu chứng gợi ý bệnh ung thư ở trẻ em mà ba mẹ cần quan tâm

Nhiều bệnh ung thư ở trẻ em được phát hiện sớm nhờ bác sĩ hoặc ba mẹ, người thân của trẻ. Tuy vậy, bệnh ác tính ở trẻ em rất khó phát hiện ngay lập tức do những triệu chứng của bệnh thường trùng lấp với những bệnh thông thường hoặc bị nhầm lẫn là do chấn thương gây ra. Trẻ em thường bị bệnh, bị té ngã, va chạm hoặc bầm tím làm che dấu đi các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Ba mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và đặc biệt chú ý những dấu hiệu bất thường không biến mất trong thời gian dài. Sau đây là những dấu hiệu ba mẹ cần quan tâm đến:

– Một khối bất thường hoặc một vị trí sưng lên bất thường trên cơ thể trẻ

– Trẻ có vẻ xanh xao, tái nhợt, thường xuyên mệt mỏi không giải thích được

– Rất dễ bị bầm tím

– Thường xuyên đau tại một vị trí của cơ thể

– Trẻ đi khập khiễng

– Sốt không rõ nguyên nhân hoặc mệt mỏi kéo dài

– Nhức đầu thường xuyên, kèm theo nôn ói

– Đột ngột thay đổi thị lực hoặc bất thường ở mắt

– Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân

Hầu hết các triệu chứng này là do một nguyên nhân khác chứ không phải do ung thư, ví dụ như: sốt do nhiễm trùng hoặc bầm tím cho chấn thương…

Tuy nhiên, nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu kể trên, tốt nhất hãy đưa con bạn đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị nếu cần thiết. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của con bạn và kiểm tra cho trẻ. Nếu nghĩ đến nguyên nhân do ung thư, bác sĩ sẽ yêu cầu một vài xét nghiệm hình ảnh (như chụp X-quang) hoặc xét nghiệm khác. Trong trường hợp một khối bất thường được tìm thấy, bác sĩ có thể sẽ cần lấy một phần hoặc toàn bộ khối đó để kiểm tra tế bào ác tính dưới kính hiển vi. Quá trình này gọi là sinh thiết.

Tóm lại, ung thư ở trẻ em rất hiếm gặp. Các triệu chứng rất dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, việc ba mẹ thường xuyên để ý đến trẻ, giữ thái độ thận trọng khi trẻ có các dấu hiệu lạ kéo dài. Bên cạnh đó ba mẹ cũng cần giữ thái độ tích cực, không quá lo lắng, gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cũng như các thành viên trong gia đình.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Cẩm nang chăm sóc trẻ , Chăm sóc trẻ em , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • Nên cân nhắc trước khi cho bé sử dụng khăn ướt
  • Những quan niệm sai lầm khi chống nắng cho trẻ
  • Chứng táo bón ở trẻ và cách khắc phục đơn giản
  • Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị bệnh truyền nhiễm
  • Trường hợp nào không nên tiêm phòng sởi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn