Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp lực, căng thẳng có thể làm cho trẻ em rơi vào trạng thái trầm cảm và trì hoãn sự phát triển chiều cao của trẻ.
Các chuyên gia cho biết, áp lực hay căng thẳng có thể làm cho trẻ em rơi vào trạng thái trầm cảm và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Theo các chuyên gia, để biết trẻ có phát triển chiều cao hay không, trước hết, cần so sánh chiều cao của trẻ với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi, cùng giới tính và quốc tịch. Nếu có sự khác biệt về chiều cao quá lớn với các trẻ khác thì trẻ có thể có chiều cao chậm phát triển.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể căn cứ vào tốc độ tăng trưởng của trẻ qua từng giai đoạn, trung bình mỗi năm trẻ có thể cao thêm 5cm. Khi cha mẹ nhận thấy sự phát triển chiều cao của trẻ là khá chậm thì nên theo dõi để có sự can thiệp kịp thời.
Theo chuyên gia y tế, có 2 loại yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng chiều cao của trẻ em. Bao gồm yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Mặc dù vấn đề di truyền được coi là yếu tố quan trọng nhất, tuy nhiên các yếu tố khác như quốc tịch, tầm vóc, tác động của các dấu hiệu bên ngoài…cũng không kém phần quan trọng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, môi trường có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao của trẻ em. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý cũng là những lý do bổ sung phát triển chiều cao của trẻ.
Mặc dù chiều cao của trẻ em bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cha mẹ, nhưng nó không có nghĩa là trẻ em sẽ có độ cao giống như cha mẹ chúng. Bởi vì chiều cao còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và môi trường, yếu tố tâm lý.
Một trẻ sơ sinh khi chào đời chỉ khoảng 50cm. Và chiều cao của trẻ là do một phần tác động của yếu tố di truyền, một phần từ dinh dưỡng của người mẹ, môi trường tử cung, nhau thai, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Vì vậy, đối với những trẻ sinh ra có chiều cao thấp hơn bình thường thì khoảng 70% trong số đó sẽ phát triển chiều cao như những đứa trẻ khác cùng tuổi khi lên 3, 30% còn lại sẽ có chiều cao thấp hơn con số chung.