Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những điều mẹ cần biết về hở hàm ếch

Hở hàm ếch là khiếm khuyết bẩm sinh mà các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong suốt quá trình phát triển của thai nhi.

Hở hàm ếch là khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Một số trẻ mắc bệnh này hở cả bộ phận trước và bộ phận phía sau của vòm miệng, trong khi các trẻ khác chỉ bị hở một phần.

Hở hàm ếch xảy ra khi các mô của môi và/ hoặc vòm miệng của thai nhi không phát triển cùng với sự phát triển của thai kỳ. Trẻ bị hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng, và mô này không kết hợp với nhau thích hợp để hình thành vòm miệng.

Nguyên nhân chính xác nào gây nên hở hàm ếch bẩm sinh hiện nay vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên họ tin nó có thể là sự kết hợp của yếu tố gen (di truyền) và môi trường (như sử dụng một loại thuốc nào đó, bệnh tật, phụ nữ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai…). Nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao hơn khi trẻ có bố mẹ hay anh chị em ruột đã từng bị hở hàm ếch hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.

Bé Thịnh trước (ảnh nhỏ đeo cổ) và sau phẫu thuật.
Bé Thịnh trước (ảnh nhỏ đeo cổ) và sau phẫu thuật.

Những trường hợp bé hở hàm ếch

Nỗi đau bẩm sinh dị tật khe hở môi, hàm ếch nếu không được can thiệp các bé sẽ phải mang khiếm khuyết của tạo hóa suốt cuộc đời. Tại Việt Nam ước tính cứ 500 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị khe hở môi, hàm ếch và dị tật hàm – mặt. Những khiếm khuyết về thể chất không chỉ làm gương mặt trẻ thơ thiếu thẩm mỹ mà còn khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cùng sự kỳ thị xa lánh của xã hội.

Bé Đoàn Đức Thịnh (Đồng Nai) là một trong những trường hợp không may mắn sinh ra với căn bệnh sứt môi, hở hàm ếch. Bà nội của bé Thịnh kể: “Năm 2011 niềm vui con dâu có thai chưa được bao lâu thì cả nhà bà gần như suy sụp tinh thần khi kết quả chẩn đoán thai nhi cho thấy bé mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Không nỡ bỏ con, mẹ bé mang thai trong tâm trạng buồn chán, bố bé động viên vợ nhưng mỗi khi nhắc đến con cũng buông tiếng thở dài”. Ngày Thịnh chào đời, mỗi lần nhìn chiếc môi khuyết sâu của cháu là bà khóc, bố mẹ bé mắt thường đỏ hoe. Người khác có con nít thì hay khoe, còn nhà bà mỗi lần thấy có người đến chơi thăm bé là luôn tìm cách lẩn tránh.

Niềm vui đến với gia đình bé Thịnh khi biết Bệnh viện Nhi Đồng 1 có thể chữa cho bé. Vậy là mới 3 tháng tuổi, “các y bác sĩ như một phép màu biến chiếc môi dị tật của cháu tôi trở nên hoàn toàn lành lặn”, bà Dung xúc động bày tỏ.

Cũng biết con bị sứt môi, hở hàm ếch khi thai nhi được 6 tháng, chị Trương Thị Út, mẹ cháu Lê Tuấn Kiệt (Bình Chánh, TPHCM) khóc hết nước mắt nhưng vẫn cương quyết không bỏ con đi. Hình ảnh đứa con sắp chào đời với chiếc môi khuyết ám ảnh chị cả khi ngủ. Người mẹ kể: “Đến khi con chào đời, nỗi buồn lại nhiều hơn. Mặc cảm, thương con và rất nhiều cảm xúc khác đan xen khiến cả gia đình hiếm có ngày nào vui vẻ kể từ khi bé Tuấn Kiệt chào đời”. Nhưng cũng như trường hợp bé Thịnh, bé Tuấn Kiệt cũng may mắn được các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 đem lại nụ cười.

Bé Gia Hân trước và sau khi được phẫu thuật tìm lại nụ cười.
Bé Gia Hân trước và sau khi được phẫu thuật tìm lại nụ cười.

Bé Gia Hân – con gái chị Nguyễn Thị Nguyệt (Hiệp Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã phải trải qua một hành trình dài để tìm lại nụ cười. Khi thai được 32 tuần tuổi, đi siêu âm bác sĩ có thông báo cho gia đình một tin không tốt là bé bị ảnh hưởng từ đợt cúm của mẹ, có thể bị hở hàm ếch nhẹ. Rất buồn đau nhưng chị vẫn quyết tâm sinh con ra. Và may mắn cũng đã mỉm cười với gia đình chị khi biết tin tổ chức Phẫu thuật Nụ cười Việt Nam (Operation Smile Vietnam) tài trợ 100% tiền phẫu thuật cho những bé dị tật hở hàm ếch. Từ đó đến nay, trải qua nhiều ca phẫu thuật, bé Gia Hân cũng đã có được một nụ cười rạng rỡ như bao đứa trẻ khác.

Mẹ nên đưa con đi phẫu thuật

Các bác sĩ cho biết, một điều may mắn là bệnh sứt môi và hở hàm ếch có thể chữa được. Hầu hết trẻ sinh ra mắc bệnh có thể được phẫu thuật để kiến tạo lại môi trong vòng 12 đến 18 tháng đầu sau khi sinh để sửa chữa khiếm khuyết này và cải thiện đáng kể hình thể cho khuôn mặt. Vì vậy, các mẹ nên tìm đến những bệnh viện, những tổ chức có thể làm việc này để đem lại một cuộc sống bình thường cho những đứa trẻ sinh ra không may mắn bị sút môi, hở hàm ếch.
chia sẻ

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Các bệnh thường gặp ở trẻ em , Cách nuôi dạy con trẻ , Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ đơn giản và hiệu quả
  • Để giúp bé phòng, tránh được bệnh sởi
  • Cách phòng chống khi bé bị tiêu chảy trong dịp tết
  • Mùi khó chịu trong miệng bé và cách khắc phục
  • Những điểm bất thường ở “chất thải” của bé

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn