Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Để giúp trẻ phát triển khả năng tập trung

Trẻ có thể tập trung lâu được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số bài tập gợi ý bạn có thể chơi với trẻ để giúp chúng phát triển khả năng tập trung.

Nhìn chung, trẻ em có khoảng thời gian tập trung ngắn hơn so với người lớn. Do vậy khó có thể hi vọng một đứa trẻ có thể ngồi và tập trung trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp con rèn khả năng này.

1. Yêu cầu trẻ nhắm mắt lại và tưởng tượng về hình tam giác. Sau đó để trẻ vẽ lại hình tam giác trên giấy thật chậm rãi và chính xác (mắt vẫn nhắm). Vẽ lại thêm vài lần nữa và bạn hãy quan sát xem có sự cải thiện nào trong các hình tam giác mà trẻ vẽ hay không. Yêu cầu trẻ làm càng chậm càng tốt. Nếu không tập trung thì sẽ rất khó để trẻ có thể hoàn thành được nhiệm vụ này. Bạn có thể tổ chức nhóm trẻ để cạnh tranh nhau và tăng dần độ phức tạp với hình vuông, hình ngôi sao…

2. Để trẻ tập đọc sách trong các môi trường khác nhau. Đưa trẻ đến thư viện, đến nhà hàng ăn nhanh… Nếu bé nhà bạn chưa biết đọc, bạn có thể đọc cho bé nghe một câu chuyện. Bạn có thể đưa trẻ đến bất kỳ một địa điểm nào mà bạn nghĩ rằng thích hợp để rèn luyện khả năng tập trung.

Mother with son (3-4) on beach --- Image by © Rick Gomez/Corbis

3. Khi bạn đi dạo ở công viên hay ở bãi biển, hãy để trẻ lắng nghe âm thanh của tự nhiên và cuộc sống. Đó có thể âm thanh của sóng biển, tiếng chim hót hay những con vật khác ở công viên. Để trẻ lắng nghe những âm thanh đó càng lâu càng tốt. Nếu bạn có những bản ghi âm của các âm thanh tự nhiên, trẻ có thể luyện tập ở nhà.

4. Trò chơi ngón tay: Để trẻ xoè bàn tay ra sau đó gập từng ngón tay thật chậm. Sau khi đã gập tất cả các ngón tay lại, trẻ bắt đầu xoè từng ngón ra cũng thật chậm rãi. Trong quá trình chơi, trẻ sẽ phải rất tập trung vào từng ngón tay để có thể xoè hay gập từng ngón tay của mình. Với trò chơi này, bạn có thể chơi với các bé lớp nhà trẻ.

5. Trò chơi hít thở: Để trẻ hít vào thật chậm, tập trung vào hơi thở và bạn sẽ đếm đến 10. Sau đó để trẻ thở ra càng chậm càng tốt.

6. Thi xem ai nhìn đồ vật lâu nhất. Bạn đặt một đồ vật nào đó ở giữa phòng và yêu cầu trẻ chỉ nhìn vào đồ vật đó. Ai có thể ngồi quan sát lâu nhất mà mắt vẫn nhìn vào đồ vật yêu cầu thì sẽ là người chiến thắng. Bạn có thể tổ chức trò chơi này giữa bạn với các con hay giữa các nhóm trẻ khác nhau.

Cuối cùng, bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên về kết quả đạt được. Hơn nữa khi bạn tham gia những bài tập này cùng trẻ, bạn cũng sẽ nhận thấy sự những cải thiện về khả năng tập trung của chính mình đấy!

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • Khi phát hiện con trai lấy cắp tiền…
  • Chọn đồ chơi cho bé trai tuổi mầm non như thế nào là tốt nhất?
  • Phải làm gì khi bé 20 tháng chưa biết nói?
  • Giúp các bé tránh khỏi nỗi đau bị lạm dụng tình dục
  • Đừng mặc kệ khi con khóc

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn