Ngay khi thai nhi đã được 4 tháng tuổi, thai phụ nên giữ tinh thần ổn định, hài hòa, điều tiết ăn uống để mang lại lợi ích cho cả mẹ và thai nhi.
16 tuần tuổi, thai nhi lúc này tuy chưa mở được mắt, nhưng thị giác cơ bản đã hình thành, đặc biệt não bộ của thai nhi phát triển rất nhanh. Giáo dục thai nhi thời điểm này là cần tạo cho thai nhi nhiều động tác tích cực, cần huấn luyện đối với thị lực và trí tuệ của thai nhi. Có rất nhiều phương pháp giáo dục thai giáo trong đó giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ và thông qua âm nhạc rất phổ biến, mẹ bầu có thể tham khảo dưới đây:
– Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ:
Khi thai nhi được 16 tuần trở đi, bạn có thể dùng ngôn ngữ trực tiếp tiến hành giáo dục thai nhi. Giáo dục thai nhi thông qua ngôn ngữ khi thai nhi đang tỉnh, đang hoạt động, mỗi ngày từ 1 – 2 lần, mỗi lần 10 phút. Các hình thức cụ thể:
+ Mở băng đĩa cho thai nhi nghe, băng đĩa có lời lẽ đơn giản, sinh động và hình tượng.
+ Kể chuyện cổ tích cho thai nhi nghe. Người mẹ có thể tự biên tập các câu chuyện cổ tích hoặc đọc theo sách, đọc to các bài thơ, bài hát thiếu nhi với ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, thân thiết, vừa để kích thích thính giác của thai nhi, vừa gắn kết tình cảm mẹ con.
+ Đọc cho thai nhi nghe các tác phẩm văn học có âm vần đẹp đẽ, du dương.
– Giáo dục thai nhi thông qua âm nhạc:
Phụ nữ mang thai có thể chọn các tác phẩm âm nhạc mà mình thích nghe để tiến hành giáo dục thai nhi bằng âm nhạc. Trước khi bắt đầu, bạn hãy nói với con của bạn: “Chúng ta cùng nghe nhạc nhé con yêu”
Những người mẹ có kinh nghiệm thì chia sẻ rằng, cho bé nghe nhạc cổ điển dường như bé chuyển động đều và lớn nhanh hơn. Những loại nhạc với cường độ mạnh sẽ khiến tim của bé đập nhanh hơn, bé dễ giật mình, tạo sự ảnh hưởng không tích cực tới cả mẹ lẫn bé.
Phụ nữ mang thai nằm theo tư thế nghiêng mình, có thể nằm trên ghế sofa hoặc tràng kỉ, không nằm quá lâu để tránh tử cung bị đè nén, gia tăng áp lực xuống tĩnh mạch khiến thai nhi thiếu không khí.
Khi nghe nhạc, nếu có điều kiện bạn nên chọn sản phẩm tai nghe chuyên dụng để mẹ và bé cùng thưởng thức, âm lượng thì để ở mức vừa đủ, mỗi ngày 3 lần vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối, khoảng 10 – 15 phút/lần. Không nên cho thai nhi nghe quá lâu hay nghe quá nhiều loại nhạc. Khi nghe nhạc, bà bầu có thể tùy theo từng khúc nhạc mà tưởng tượng các hình ảnh tốt đẹp liên quan đến thai nhi.
Các ông bố bà mẹ hãy cùng trò chuyện với thai nhi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Các bà mẹ mang thai cố gắng chọn loại nhạc thích hợp, có tác dụng ru ngủ, trấn tĩnh tâm hồn, loại trừ phiền não lo âu, giúp tinh thần phấn chấn. Giai đoạn này, cha mẹ cũng nên vuốt ve nhẹ nhàng kết hợp đối thoại với thai nhi. Người chồng, người cha hàng ngày xoa nhẹ nhàng lên bụng vợ, vuốt ve kết hợp trò chuyện cùng thai nhi, tham gia gọi thai nhi sẽ tạo nên hiệu quả cao hơn khi giáo dục thai nhi về sau. Bởi đứa trẻ tuy chưa hiểu hết được ý nghĩa của những lời nói đó, nhưng nó sẽ quen với ngữ âm, ngữ điệu, từ đó kích thích khả năng thích ứng của ngôn ngữ với đại não sau này. Thai nhi trong những tháng về sau còn có thể phản ứng lại với lời nói của bố mẹ.
hiennb đã bình luận
Tôi năm nay 31 tuổi, bị chửa ngoài tử cung nên đã bị cắt vòi trứng bên trái. Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, bây giờ tôi muốn có bầu trở lại nhưng tôi đi siêu âm trứng tháng này là tháng thứ 6 rồi mà chỉ có nang trứng bên trái( bên đã bị cắt), tháng nào tôi cũng đi s.a vào ngày thứ 12 của chu kì và tháng nào bác sĩ cũng nói kích thước trứng đẹp. Tôi chưa có con nào, đã từng bị sảy thai 25 tuần, một năm bị chửa ngoài, 1 năm sau nữa cũng có thai song lại bị sảy ở tuần 16 do cứ bị ra huyết, chu kì hành kinh đều đặn 30-31 ngày, tôi muốn hỏi bác sĩ là tôi có nên đi kích trứng để có nang trứng bên phải không? Như trường hợp của tôi bây giờ tôi nên can thiệp những biện pháp gì nữa? Cảm ơn bác sĩ!