Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Giải pháp nào cho tình trạng cháy vắc xin 6 trong 1?

Một số loại vắc xin như thủy đậu và 6 trong 1… hiện đang cháy hàng. Tuy nhiên, nhiều loại vắc xin 3 trong 1, sởi đơn, viêm não Nhật Bản, viêm gan A… thì lại vẫn còn thuốc. Liệu có thể thay thế vắc xin được không?

Chưa khi nào tình trạng thiếu vắc xin lại lâu như hiện nay.
Chưa khi nào tình trạng thiếu vắc xin lại lâu như hiện nay.

Phụ huynh lo lắng vì phải “tay không phòng bệnh”

Thời gian gần đây, cứ tuần 1 lần, chị Lê Thu Phương (Hà Nội) đều đưa con(22 tháng tuổi) đi đến các điểm tiêm chủng để tiêm mũi 6 trong 1. Chị nói: Đến tháng 4 vừa qua, theo lịch ghi trên sổ khám bệnh của bác sĩ thì bé phải tiêm lại một mũi 6 trong 1 nữa. Tuy nhiên, 2 tháng nay, chị Phương rất lo lắng vì vẫn chưa tìm được địa điểm nào còn vắc xin 6 trong 1 để tiêm cho bé.

Vì qua lo lắng cho sức khỏe của bé nên chị đã gọi đến một số các trung tâm tư vấn và tiêm chủng vắc xin, tuy nhiên vì các số thường để ở chế độ kênh máy nên chị không thể nào gọi điện đến được. Hôm qua, được nghỉ cuối tuần, chị đã đưa bé đến tất cả các điểm tiêm chủng tại thành phố Hà Nội, nhưng điều chị nhận được đều là cái lắc đầu của nhân viên ở các phòng tiêm chủng.

Điều đang làm chị lo lắng nhất là bé nhà chị đã được tiêm 3 mũi 6 trong 1 rồi, chị không biết có liệu có nên đưa bé đi tiêm loại vắc xin khác hay không, loại khác thì có để lại tai biến không.

Không chỉ mình chị Phương, vợ chồng anh Nguyễn Tú An(Hà Nội) cũng đang rất lo lắng khi đưa con đi tiêm phòng vắc xin thì có nhiều loại hiện đang cháy. Bé nhà anh An hiện đã được 2 rưỡi tuổi, tuy nhiên bé vẫn chưa được phòng tiêm thủy đậu do hết thuốc.

Ngày trước, do sợ vắc xin, nên anh không muốn đưa con đi tiêm phòng. Năm ngoái, con gái anh An đã bị tay chân miệng và chạy thẳng vào viêm phổi, anh chị hối hận mãi vì đã không thể phòng bệnh cho bé. Nhận thấy được tầm quan trọng của vắc xin anh đã quyết định phải đưa con đi tiêm phòng, tuy nhiên lại rơi vào cảnh “tay không phòng bệnh”.

Thực tế, ở các điểm tiêm trủng vắc xin 6 trong 1 đã hết từ mấy tháng nay rồi. Theo nhân viên tại các điểm tiêm chủng, đầu tháng 5 là có vắc xin mới, nhưng đến nay đầu tháng 7 mà vẫn chưa biết khi nào có thuốc. Họ cho biết khi nào có vắc xin sẽ thông báo ngay cho các phụ huynh. Nhiều bé mới chỉ tiêm được 1 hoặc 2 mũi đã hết thuốc nên các bé vẫn đang phải chờ thuốc về nhập khẩu.

Còn vắc xin thủy đậu có đưa ra ngoài thị trường hơn 70.000 liều, tuy nhiên con số này chỉ như muối bỏ bể. Vừa mới đưa về các phòng tiêm chủng thì 3 ngày sau đã thông báo hết vắc xin.

Một bác sĩ ở bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: “Chưa có năm nào mà các phụ huynh phàn nàn về tình trạng hết vắc xin kéo dài như năm nay. Thậm chí, có bé chỉ hơi sốt phụ huynh cũng lo lắng sợ lây bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh hiện vẫn chưacó thuốc phòng ngừa họ cũng đành chịu”.

Giải pháp nào?

Để giúp người dân giải đáp thắc mắc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đỗ Sỹ Hiển – Giám đốc Trung Tâm chăm sóc sức khỏe Cộng Đồng Hà Nội, Nguyên chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Theo ông, trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, thì nhiều người có tâm lý sử dụng vắc xin ngoại cũng là điều có thể thông cảm được, tuy nhiên vấn đề ở đây là người dân hay thắc mắc và luôn nghĩ rằng tiêm vắc xin dịch vụ sẽ phòng bệnh tốt hơn. Thực ra, cha mẹ nên biết là khi tiêm chủng cho trẻ chỉ cần xem xét kỹ đến thành phần của các loại vắc xin là được.

Ví dụ: Nếu tiêm vắcxin dịch vụ 6 trong 1 cho con thì các phụ huynh cần biết trong vắc xin có bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và hib. Phòng trường hợp hết thuốc hoặc có lý đo nào đó không thể tiêm đúng thuốc thì các phụ huynh định có thể thay thế thuốc cho con, ví dụ chọn 5 trong 1 có thành phần kháng thể bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, hiB nhưng thiếu viêm gan B. Khi đó, các phụ huynh có thể vẫn tiêm vắcxin này, nhưng phải bổ sung thêm một mũi viêm gan B thì sẽ đảm bảo.

Trước lo lắng của các phụ huynh rằng việc trễ mũi vắc xin sẽ có ảnh hưởng đến kháng thể phòng bệnh của trẻ, các chuyên gia dịch tễ khuyên các phụ huynh nên tiêm nhắc lại một số loại vắc xin như ho gà, uốn ván, Hib, thuỷ đậu, viêm não Nhật Bản, bại liệt, viêm não phế cầu… Đây là các vắc xin tạo được kháng thể bảo vệ khoảng 3-10 năm.

Trong thời gian này, nếu trẻ không được tiêm nhắc, khi phơi nhiễm với mầm bệnh thì trẻ vẫn có thể bị mắc bệnh. Ngoài ra, các vắc xin này còn có tác dụng tạo được trí nhớ miễn dịch tốt nên sau chỉ một mũi tiêm nhắc, hiệu giá kháng thể bảo vệ, tức là sức chống đỡ của cơ thể lại tăng lên rất cao.

Chuyên gia cho biết thêm, đối với các bé đã được tiêm 1, 2 mũi 6 trong 1 dịch vụ rồi mà hiện tại đang chờ mũi thứ 3 thì các phụ huynh hãy yên tâm rằng việc chờ thêm 1 đến 2 tháng nữa cũng không ảnh hưởng gì tới khả năng miễn dịch, tuy nhiên phải chắc chắn cần tiêm đủ số mũi cho trẻ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe trẻ em , Thuốc và sức khỏe

Bài viết liên quan

  • Cơ quan chức năng yêu cầu lấy mẫu để kiểm tra nồng độ chì của các loại thuốc cam
  • Con dễ mắc lao hơn khi mẹ bị nhiễm giun
  • Một ngày cơ thể chúng ta cần bao nhiêu nước?
  • Vấn đề dị ứng thuốc ở trẻ nhỏ
  • Thiếu vitamin A sẽ gây hậu quả khôn lường

Bình luận

  1. duc binh đã bình luận

    19/01/2015 at 5:54 chiều

    xin hoi vo toi tiem phong rubela dc 2 thang thi mang thai co sao ko.bac si khuyen nen bo toi phai lam ntn

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn