Mang trẻ đi khám sức khỏe định kỳ giúp cha mẹ có thể kiểm soát tốt nhất các nguy cơ gây bệnh, từ đó sẽ có những biện pháp kết hợp với bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh bệnh kịp thời cho bé.
Trẻ dưới 1 tháng tuổi
Mẹ cần lưu tâm vấn đề sức khỏe nào của bé sơ sinh?
Đầu tiên cần thực hiện các kiểm tra về trọng lượng, chiều dài, chu vi vòng đầu và các phép đo trên biểu đồ tăng trưởng.
+ Khám đầu: Để đảm bảo cho xương sọ của bé luôn an toàn, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra phần thóp trên đầu của bé. Đồng thời, để đảm bảo hơn bé sẽ được kiểm tra hình dạng đầu xem nó có cân đối hoặc có bất thường gì hay không.
+ Khám miệng: Bố mẹ có thể phát hiện sớm bé có bị nấm miệng ( đặc biệt là nhiễm nấm men) thông qua những dấu hiệu ban đầu bằng việc quan sát vòm miệng của bé. Nấm miệng cũng chính là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh.
+Khám da: Bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết các vết bớt hoặc dấu hiệu phát ban, nhiễm trùng trên da của trẻ, bởi vì làn da của mỗi trẻ khác nhau do cơ địa.
Sau đó thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc, 2 xét nghiệm bố mẹ cần lưu ý là các xét nghiệm để kiểm tra cơ thể trẻ và kiểm tra thị giác và thính giác của trẻ.
+ Khám tai: Bác sĩ dùng các thiết bị chuyên dụng để xem tai bé có chảy dịch hoặc bị nhiễm trùng tai hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ còn quan sát những phản ứng của bé trước nhiều âm thanh khác nhau, trong đó có cả giọng nói của bố mẹ.
+ Khám mắt: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé liệu có bị tắc tuyến lệ hoặc chảy nhiều nước mắt hay không bằng dụng cụ kính soi đáy mắt.
Ngoài ra, đi tiêm phòng theo định kỳ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.
Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi
– Đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, để theo dõi tình hình phát triển của bé thì cần phải thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bé cần được tiêm phòng đầy đủ những mũi còn thiếu, tuyệt đối không được bỏ qua và theo dõi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi
– Đầu tiên cần thực hiện kiểm tra sức khỏe của về trọng lượng cơ thể, chiều dài, chu vi vòng đầu …
– Sau đó là thực hiện các thử nghiệm vật lý, bao gồm:
+ Khám mắt: Bác sĩ sẽ theo dõi chuyển động mắt của bé bằng cách dùng đèn pin hoặc vật phát sáng.
+ Nghe xung tim và cảm giác của bé: Để kiểm tra xem bé có các dấu hiệu bất thường ở tim hoặc có bị khó thở hay không, bác sĩ sẽ tiến hành nghe nhịp tim và phổi của bé.
+ Khám bụng: Để kiểm tra xem bé có dấu hiệu gặp các vấn đề thoát vị rốn, ruột hoặc tổn thương các mô mỡ gần rốn xuyên qua thành cơ bụng hay không, bác sĩ nhẹ nhàng ấn bụng của bé xuống.
+ Hông và chân: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị các vấn đề về trật khớp nói chung hoặc khớp hông nói riêng hay không, thông qua các cử động đôi chân của bé.
Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, thì ngoài việc kiểm tra trọng lượng cơ thể, chiều dài, chu vi vòng đầu… để chủng ngừa tiếp xúc với chì hoặc thiếu máu, bác sĩ sẽ yêu cầu phụ huynh làm thêm các xét nghiệm máu cho trẻ.
+ Kiểm tra răng miệng: Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra kỹ càng răng miệng của bé. Để phát hiện các dấu hiệu đầu tiên khi bé mọc răng, bác sĩ có thể hỏi bố mẹ xem có thấy bé chảy nước dãi nhiều hơn hoặc nhai nhiều hơn bình thường hay không.
+ Cơ quan sinh dục : Đây là cơ quan nhạy cảm và quan trọng nhất của trẻ. Bởi vậy, để kiểm tra chính xác, ở bé gái bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ xem bé có bị tiết dịch âm đạo hay không. Còn đối với bé trai, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cả hai tinh hoàn đã rơi vào bìu hay chưa?
Một vài kinh nghiệm cho việc đưa trẻ đi khám:
Phụ huynh nên đặt lịch khám trước khi đưa trẻ đến, hoặc là khi đưa bé đi khám cần có 2 người, một người bế trẻ. một người thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết.
Trong trường hợp bé phải tiêm, mẹ hoặc người thân có thể thầm trấn an trẻ bằng cách ôm sát trẻ vào lòng, hoặc hát một giai điệu quen thuộc.
Khi đưa trẻ đi khám, mẹ hãy nhớ chuẩn bị một chăn quấn mềm mại cho bé, để phòng trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ phải cởi bỏ quần áo của bé.
Để tránh thêm bận tâm, suy nghĩ, phụ huynh không nên quá nặng nề trong việc so sánh chỉ số của con nhà mình và con người khác. Các mẹ hãy luôn lạc quan rằng, con yêu mình đang rất khỏe mạnh.
Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hàng ngày cho bé.
Một lưu ý cuối cùng cho mẹ là, đối với trẻ 1 tháng tuổi thì thời gian khám sức khỏe định kỳ thường là từ 2-4 tháng/lần trong năm đầu tiên. Đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, nên chủ động trong việc đặt lịch và theo dõi để cho trẻ đi khám đúng lịch, đề phòng nguy cơ trẻ mắc các bệnh nguy hiểm.