Tôi không phải là một chuyên gia tâm lý, cũng không phải là một người có nhiều kinh nghiệm ứng xử với chị em phụ nữ mang thai. Trong thời gian mang thai của vợ tôi, tôi đã mắc phải những lỗi ngu ngốc không thể tưởng tượng nổi. Vì vậy, tôi muốn liệt kê cho bạn 13 điều mà bạn cần biết để tránh trường hợp xấu nhất.
Cho mẹ bầu ăn thường xuyên
Mọi người đều đã biết tầm quan trọng của việc ăn uống trong thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều người lại không để ý đến yếu tố thời gian trong việc này lại có tầm quan trọng rất lớn. Nếu mẹ bầu nói rằng cô ấy là đói, thì bạn hãy bố trí một cái gì đó để người phụ nữ này được ăn ngay lập tức! Hãy nhớ rằng “Tôi đói” không có nghĩa là cô ấy đang mong chờ đến bữa ăn tối sẽ được sẵn sàng trong một tiếng nữa, nó có nghĩa là: “Hãy cho em một bữa ăn nhẹ trước khi bữa chính sẵn sàng!”. Có thể cách ví von sau đây không hay lắm nhưng nó tốt cho tất cả chúng ta: phụ nữ khi mang thai nên là một cỗ máy luôn đi bộ và ăn uống.
Nhiệm vụ của bạn là lắng nghe, những gì bạn nghe được là mệnh lệnh
Khi vợ bạn mang bầu, có khả năng các bạn đã kết hôn hay hẹn hò với nhau được một vài năm, vì vậy mà các bạn đã quá hiểu toàn bộ công việc, cách nghĩ, cách sống, cách sinh hoạt, ăn uống… của nhau. Nhiều điều trong sự hiểu biết đó của bạn vẫn đúng, nhưng khi nói đến thực phẩm thì mọi thứ đều khác trước rất nhiều. Ngoài ra, những sự thay đổi về thể chất, tâm lý của mẹ bầu trong thai kỳ cũng khiến cho cách sống, cách nghĩ, cách sinh hoạt của vợ bạn thay đổi nhiều. Vì vậy, bạn cần quan tâm, lắng nghe để hiểu được những gì vợ bạn muốn, những gì là nhu cầu của vợ bạn và cố gắng chiều theo cô ấy. Làm được như vậy, tâm lý người phụ nữ có bầu sẽ tốt hơn, bạn sẽ đáp ứng được những nhu cầu chính đáng và quá trình mang thai thuận lợi hơn.
Sẵn sàng chấp nhận sự tăng cân của vợ
Trong thai kỳ, cảm giác thèm ăn khá phổ biến, thêm vào đó là mong muốn ăn thật nhiều chất để cho thai nhi có thể phát triển nhanh và khỏe mạnh trong bụng mẹ. Đó là nguyên nhân chính khiến cho người mẹ mang thai tăng cân nhiều hơn so với việc tăng cân chỉ do việc có thai mang đến. Thường thì chỉ số cân nặng của vợ bạn sẽ khó có thể trở lại trạng thái cũ sau khi sinh, chỉ có một số ít người có được điều đó. Hãy đừng quá bận tâm đến cân nặng của vợ sau sinh mà làm ảnh hưởng đến tâm lý của một bà mẹ đang nuôi con nhỏ bạn nhé!
Đừng nói vòng vo
Tôi là một người khá tâm lý. Tôi biết rằng vợ tôi đang mang thai, và phụ nữ mang thai thường bị tăng cân và tâm lý căng thẳng hơn. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng luôn phải thể hiện sự ngọt ngào với vợ. Tôi muốn vợ tôi tham gia lớp học tiền thai sản để có thể có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Nhưng sau hai hoặc ba lần tôi đã đề cập đến nó hơi vòng vo, ý tứ, cô ấy đã nổi cáu: “Em biết là em đã béo lên nhiều! Anh không phải nói nữa…”. Giải pháp lúc này có lẽ là tôi và bạn đều phải nói với cô ấy: “Cái đó không quan trọng, chưa bao giờ anh nhìn thấy em đẹp hơn lúc này”.
Có thể còn nhiều ví dụ về vấn đề này nữa phải không các bạn?
“Bệnh mất trí nhớ mang thai” là rất thực tế
Có thể bạn chưa nghe nói hoặc đã nghe nói về chứng bệnh này trong thai kỳ nhưng vẫn còn hoài nghi. Mất trí nhớ lúc mang thai là có thật. Nó bắt đầu với các biểu hiện thường ngày, chẳng hạn như vợ bạn hay phải tìm kính của mình trong khi cô ấy đang đeo trên mũi – đó là câu chuyện hài hước dễ thương.
Mất đi sự hài hước
Tin tốt cho một người chồng chăm vợ mang thai là: Bạn sắp có một em bé. Tin không vui: Bạn sẽ phải chia sẻ vợ mình với em bé và mất đi sự hài hước của cô ấy. Bạn sẽ khó có thể mang đến hoặc có được tiếng cười với những cách nói chuyện hài hước giữa hai người trong khi vợ bạn mang thai hoặc sinh đẻ. Đó là một thực tế mà bạn phải sớm nhận ra và thích nghi, đôi khi bạn cố gắng gây cười lại phản tác dụng đấy!
Gác lại ham muốn
Khi vợ vào đầu thai kỳ, đa số đàn ông sẽ bị thất vọng về khoản tình dục. Thời gian vợ mang thai 3 tháng đầu là tồi tệ nhất khi mà cô ấy phải trải qua những thay đổi lớn nhất về tâm, sinh lý và có cảm giác không tốt về việc quan hệ.
Vì vậy, hãy lấy việc tự chăm sóc bản thân mình là chính, nếu không thể kiềm chế thì hãy nhờ vợ ‘hỗ trợ bằng tay’. Có lẽ bạn chỉ có thể được đáp ứng 1-2 lần trước khi ham muốn quan hệ tình dục của phụ nữ mang thai trở lại vào đầu tam cá nguyệt thứ hai.
Hãy cố gắng tận hưởng giai đoạn này bởi vì nó sẽ không xảy ra trước khi kết thúc thời kỳ mang thai một lần nữa. Vào 3 tháng cuối mang thai, họ sẽ rất quan tâm để có được em bé một cách an toàn, khỏe mạnh. Có thể bạn được vợ mình ‘nghênh đón’ nhiệt tình trong chuyện giường chiếu ở 3 tháng giữa mang thai nhưng hãy cẩn trọng, đừng làm vỡ túi ối đấy nhé!
Vợ bạn có ngực lớn hơn nhưng bạn không thể chạm vào chúng!
Trong quá trình mang thai, bầu ngực của phụ nữ sẽ có những biến đổi rất mạnh để chuẩn bị cho thời kỳ nuôi con sau sinh. Hai trái đào lê sẽ to hơn, căng mọng hơn nhưng nó cũng rất nhạy cảm và tâm lý của người mẹ bao giờ cũng muốn giành những giọt sữa thuần khiết nhất cho con. Nếu vợ bạn không cho bạn chạm vào chúng thì hãy cố gắng kiềm chế, chỉ ngắm nhìn cũng đã là đủ, đừng vượt quá giới hạn mà vợ bạn đã vạch ra!
Dương vật của bạn không thể làm tổn thương em bé
Chúng ta hãy khẳng định lại một lần và cho mãi mãi: dương vật của bạn không thể làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng vợ của bạn. Có thể có những lo lắng của vợ bạn nhưng hãy thuyết phục vợ bạn như vậy. Nhưng, như ở trên đã nói, bạn cần nhẹ nhàng từ tốn để không làm vỡ túi ối. Ngoài ra, có một số quan điểm cho rằng tinh dịch có thể khiến cho vợ bạn phải sinh non, đó là một điều bạn cần lưu ý!
Vợ bạn sẽ được thay thế bằng gối
Người phụ nữ của bạn cần nhiều không gian và không khí hơn trong thai kỳ. Đôi lúc bạn sẽ cần những chiếc gối để cảm thấy không chống trải khi phải ngủ ngoài sopha hay ở một chiếc giường khác một mình. Hãy chuẩn bị chu đáo cho tình huống này bạn nhé!
Đừng coi họ là thủy tinh!
Nhiều người đàn ông – trong đó có tôi – có một bản năng bảo vệ mạnh mẽ. Nếu bạn gái hay vợ của bạn mang em bé trong bụng, một lần nữa nhiều cấp độ trở nên mạnh hơn. Tôi đang cố gắng để mở khóa cửa ra vào trong khi mang theo túi mua sắm hoặc có xách các vật nặng, lúc này vợ tôi đứng không. Không phải là tôi cho rằng họ không thể chăm sóc cho bản thân; tôi chỉ muốn bảo vệ và đảm bảo rằng công việc nặng nhọc được hạn chế đến mức tối thiểu nhất khi vợ tôi mang bầu. Nhưng sau đó, tôi nhận được lời trách mắng từ vợ: “Em không phải thủy tinh, anh đối xử với em như một cô công chúa!”.
Phụ nữ mang thai là lười biếng
Đây là một vấn đề rất tế nhị, họ mặc một cuộc sống mới ở trong người, cơ thể của họ được mở rộng để thích ứng với cuộc sống mới ở trong đó. Nhưng nó vẫn là một thực tế: Phụ nữ mang thai là lười biếng. Trong thai kỳ thứ hai của vợ tôi, cô ấy đã không chỉ không rửa những thứ cần rửa, thậm chí cô ấy còn để gói các đồ thừa trong bồn rửa bát. Còn nhiều ví dụ nữa nhưng…
Bạn không thể phàn nàn
Với tất cả những điều tôi đã đề cập, có thể đúng hoặc không đúng với vợ của bạn. Nhưng ngay cả khi cô ấy là lười biếng, không ‘chiều’ bạn, cô ấy không thể nhớ gì, ngủ với gối… đều không quan trọng.
Cô ấy đang mang thai, cô đang mang con mình trong bụng, đó có con át chủ bài đưa tất cả các khiếu nại của bạn chẳng có ý nghĩa gì vào thời điểm này. Chỉ cần nghĩ về đứa bé, những gì bạn phải làm, phải chịu đựng đều không đáng phải phàn nàn.
Vợ: “Trong tôi có một con người với kích thước của một quả dưa hấu, sẽ phải chui qua một cửa mở kích thước của một quả chanh mà CẬU lại khiếu nại à?”