Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Kiến thức cơ bản về sốt virus ở trẻ em

Sốt virus ở trẻ em là hậu quả của việc bị nhiễm các bệnh gây ra bởi virus như cảm lạnh hoặc cúm. Sốt là phản ứng của cơ thể với sự nhiễm trùng, nó kích thích hệ thống miễn dịch, để chống lại virút trong cơ thể bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể lên.

Nguyên nhân

Sốt virus ở trẻ em có thể bắt nguồn từ chứng cảm lạnh thông thường, cúm hoặc bị nhiễm virus thủy đậu. Sốt virus cũng có thể do trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn ở trẻ bị viêm tai và viêm xoang.

tre bi sot
Sốt là phản ứng của cơ thể với sự nhiễm trùng

Phương pháp điều trị

Thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị sốt virus, thay vào đó cơ thể đứa trẻ phải tự chống chọi trước khi có sự trợ giúp từ bên ngoài. Để điều trị, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt không chứa aspirin để giảm sốt và các triệu chứng liên quan đến sốt như ớn lạnh, đau nhức cơ thể. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn gây sốt virus thứ phát do bị viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai thì có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Sốt virus do cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, ho và nhức mỏi cơ thể và có thể được điều trị bằng các loại thuốc do các bác sĩ nhi khoa kê đơn. Không nên cho con của bạn uống bất kỳ loại thuốc cảm lạnh hoặc thuốc ho nào mà không có ý kiến của ​​bác sĩ nhi khoa!

Lưu ý: Nếu con bạn đang phải trải qua một cơn sốt 39,5 độ C hay cao hơn, tắm bọt biển sẽ có thể giúp làm giảm nhiệt độ của trẻ và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Cơn sốt ở trẻ thường sẽ giảm từ năm đến 10 phút sau khi được tắm bọt biển. Chườm nóng cho trẻ cũng có thể đem lại tác dụng tương tự với việc tắm bọt biển. Cha mẹ không bao giờ được sử dụng cồn để thay thế cho nước vì trẻ có thể hít vào và dẫn đến hôn mê.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa được sốt virus ở trẻ em là việc làm cực kỳ khó khăn. Trẻ em đặc biệt dễ bị lây nhiễm vi trùng và virus từ những người và môi trường xung quanh. Trẻ đang theo các nhóm giữ trẻ và trường học có nhiều nguy cơ tiếp xúc với vi trùng và virus hơn. Phương pháp phòng chống sốt virus hiệu quả nhất là cha mẹ có thể dạy cho con cái mình là phải rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là trẻ em, nên rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chơi hoặc vuốt ve con vật.

Cảnh báo

Trẻ em dưới 2 tuổi chỉ có thể chịu đựng tình trạng bị sốt trong vòng 12 đến 24 giờ, trong khi trẻ em trên 2 tuổi chỉ có thể chịu đựng tình trạng bị sốt hai ngày. Nếu tình trạng bị sốt kéo dài hơn thời lượng khuyến cáo ở trên thì trẻ cần được điều trị ngay lập tức, bởi vì những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Tắm bọt biển là một cách thay thế cho tắm trong bồn tắm hoặc tắm vòi sen. Trong một số trường hợp, nó được sử dụng khi việc ngâm nước là không thể, chẳng hạn như đối với một người cao tuổi với chứng mất trí – những người có thể bị nhầm lẫn hoặc cương quyết từ chối tắm và tắm vòi sen. Cách này cũng khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh, vì chúng có thể trượt trong bồn tắm lớn và bị thương. Ở bệnh viện, người ta thường sử dụng các miếng bọt biển để tắm, đặc biệt đối với những bệnh nhân có vấn đề về tính di động và không thể đứng tắm dưới vòi sen hoặc tắm trong bồn một cách an toàn. Khi thiếu nước, cách này cũng có thể là một biện pháp hiệu quả để làm sạch cơ thể, mặc dù nó thường là không hiệu quả như tắm vòi sen hoặc tắm trong bồn. Khi tắm bọt biển cho em bé, bồn tắm nhỏ thường được sử dụng. Bé sẽ ngồi trong nước rất nông, ta dùng một miếng bọt biển hoặc khăn lau được sử dụng để làm sạch cơ thể trẻ.
Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sốt ở trẻ em , Sốt virus ở trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 sai lầm phổ biến khi hạ sốt cho trẻ
  • Mẹo chữa sốt và ho cực hay cho bé bằng rau diếp cá
  • Trẻ bị sốt: trường hợp nào cần phải đưa tới bệnh viện?
  • Làm gì khi bé bị sốt vào mùa đông
  • Trẻ sốt virus: không được phép coi thường

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn