Một trong những kỹ năng đầu tiên mà con bạn cần phải làm chủ đó là biết tự ăn uống. Mặc dù trẻ chưa thể kiểm soát được nhiều điều trong lúc này nhưng phải kiểm soát được việc đưa cái gì vào trong miệng. Vì vậy, không có gì phải ngạc nhiên khi trẻ tỏ thái độ dứt khoát về những gì nó sẽ ăn hay sẽ không ăn. Trẻ có thể chỉ ăn một hoặc hai loại thực phẩm ưa thích trong khoảng 1 tuần, sau đó nó đột nhiên thay đổi ý thích của mình và muốn ăn một cái gì đó khác hoàn toàn. Đừng lo lắng, đây là hành vi điển hình của trẻ mới biết đi!
Bạn có thể làm những gì?
Con bạn cần những lời động viên và sự cơ cấu của bạn mỗi khi đến bữa ăn (chẳng hạn như các bữa ăn thông thường và sự lựa chọn lành mạnh), ngoài ra không cần gì hơn nữa. William Sears, bác sĩ nhi khoa và là tác giả của 23 cuốn sách về chăm sóc trẻ, cho rằng: cho dù con bạn ăn khi nào và bao nhiêu thì cuối cùng cũng nên tùy thuộc vào nó. Tiến sĩ Sears, đồng tác giả cuốn The Family Nutrition Book (Little Brown, tháng 8 năm 1999) với vợ mình là Martha, nói: “Con bạn có thể ăn uống tốt một ngày và thực tế không ăn gì trong ngày tiếp theo”.
Thay vì bị ám ảnh với thực tế là con của bạn đã từ chối tất cả mọi thứ bạn đặt trước mặt nó trong ngày hôm nay, bạn hãy chú ý đến những gì nó ăn trong suốt một tuần. Các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi thấy rằng lượng thức ăn mà con em mình thu nhận được là khá cân bằng. Một cái gì đó phải cung cấp đủ những năng lượng đó!
Cũng đừng quên xem xét tỷ lệ đồ uống của trẻ là bao nhiêu trong cơ cấu thực phẩm. Sữa và nước trái cây nguyên chất có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng (mặc dù nước trái cây thường có quá nhiều đường). Nhưng vì uống quá nhiều sữa hoặc nước trái cây cũng có thể làm giảm sự thèm ăn, bạn nên cung cấp đồ uống sau và giữa các bữa ăn, không nên vào ngay trước bữa ăn. Bạn đừng để bụng trẻ chứa đầy đồ ngọt và đồ ăn vặt, cơ thể đang phát triển của trẻ cần các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi một chế độ ăn uống khỏe mạnh, không calo.
Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong ăn uống:
– Cung cấp nhiều sự lựa chọn các thực phẩm lành mạnh và để cho trẻ tự phục vụ. Bằng cách này, trẻ được thực hiện với một chút độc lập.
– Không đe dọa hay mặc cả với trẻ. “Ăn một miếng nữa rồi mẹ cho bánh”, hoặc, “Mẹ sẽ không kể chuyện cho con nếu con không ăn”… khiến cho bữa ăn thành một cuộc đấu tranh quyền lực. Nếu bạn muốn khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn thì hãy giữ lấy tính tích cực của bữa ăn, và không sử dụng đồ ngọt như một phần thưởng.
– Hãy tổ chức những bữa ăn gia đình bất cứ khi nào có thể. Khi bé nhìn thấy bạn hoặc anh chị em ăn thức ăn lành mạnh, trẻ có nhiều khả năng muốn làm theo mọi người.
– Không nên đưa vào thực đơn một loại thực phẩm mà trẻ không thích. Trẻ em thường chậm chạp trong việc chấp nhận những mùi vị và cơ cấu mới, vì vậy nếu trẻ nhè ra những hạt đậu xanh trong lần đầu tiên ăn, thì bạn có thể cố gắng đưa chúng trở lại vào tuần sau. Trẻ có thể làm bạn phải ngạc nhiên với quyết định về đồ ăn ưa thích mới của mình. Bạn hãy kiên nhẫn vì có thể bạn sẽ phải cung cấp một món ăn mới nhiều lần trước khi trẻ sẵn sàng chấp nhận nó là một phần trong chế độ ăn uống của mình.
Bổ sung thêm vitamin
Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ cho rằng một hỗn hợp đa vitamin hàng ngày thường không phải là cần thiết nếu bé ăn nhiều loại thực phẩm. Nhưng nếu trẻ không ăn nhiều thịt, cá, ngũ cốc để tăng cường chất sắt, hoặc các loại rau màu xanh đậm giàu chất sắt, con bạn có thể cần bổ sung sắt. Cách tốt nhất để biết liệu con bạn có cần một hỗn hợp đa vitamin hàng ngày là nhờ vào kết quả kiểm tra của bác sĩ.
Dù có hay không một vitamin tổng hợp trong chỉ định của bác sĩ thì con bạn sẽ vẫn cần thêm một số vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho, qua đó kiến tạo nên bộ xương khỏe mạnh. Kem chống nắng thường ngăn chặn quá trình tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời, và rất khó để có được chất dinh dưỡng thiết yếu này từ sữa, vì vậy một số bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung cho trẻ em 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày.
Bạn có thể yên tâm trong trường hợp con bạn đang phát triển và tăng cân theo tiêu chuẩn thì bé đã nhận được đủ lượng thức ăn và dinh dưỡng cần thiết.