Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sự phát triển của thai nhi qua những tuần tuổi quan trọng (P1)

Trứng của phụ nữ thường được thụ tinh với tinh trùng ở trong ống dẫn trứng. Sau khi thụ tinh, trứng phân chia và nhân lên để tạo thành phôi. Trong vài ngày sau đó, phôi thai di chuyển qua ống dẫn trứng vào niêm mạc tử cung, bám vào thành tử cung và bắt đầu phát triển.

Khi mang thai, niêm mạc tử cung của người phụ nữ dày hơn và mạch máu trong nó mở rộng hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Khi thai nhi phát triển, tử cung mở rộng để có đủ chỗ cho thai nhi ‘ở’. Những hình ảnh và số liệu sau đây cho thấy sự phát triển của thai nhi từ tuần 8 đến tuần 40.

Tuần 8

Chiều dài: 3,8 mm. Trọng lượng: 14 g

Ở tuần này, các bộ phận quan trọng của cơ thể bắt đầu được hình thành: ta có thể quan sát được mắt, tai, tay và chân. Cơ bắp và xương đang phát triển và hệ thần kinh trở nên nhạy cảm hơn. Tim đã có bốn buồng và bắt đầu bơm máu từ 4 tuần trước.

Tuần 10

Chiều dài: 6,3 mm. Trọng lượng: 42 g

Ở tuần 10, các ngón tay và các ngón chân đã phân tách và có móng. Thai nhi bắt đầu có những cử động nhẹ, quá nhẹ để bạn có thể cảm nhận. Nhịp tim của thai nhi có thể được phát hiện bằng máy. Tất cả các cơ quan chủ yếu ở bên ngoài đã xuất hiện. Hệ cơ tiếp tục phát triển.

Tuần 12

Chiều dài: 8,8 mm. Trọng lượng: 56 g

Thai nhi bắt đầu nuốt, thận thải ra nước tiểu và máu bắt đầu hình thành từ trong tủy xương. Khớp và cơ bắp cho phép thai nhi có thể có những cử động trên toàn bộ cơ thể. Đã có mí mắt và mũi đang phát triển. Bộ phận sinh dục bên ngoài đã tương đối hoàn thiện, có thể được xác định được giới tính thai nhi.

Tuần 14

Chiều dài: 12,7 mm. Trọng lượng: 113 g

Đầu thai nhi quay lên trên, cánh tay và chân đã hoàn thiện. Da vẫn trong suốt. Một lớp tóc tơ đã bắt đầu phát triển trên đầu. Các cử động của chân tay trở nên nhịp nhàng hơn.

Tuần 16

Chiều dài: 14 mm. Trọng lượng: 226 g

Da có màu hồng trong suốt, có thể nhìn thấy rõ đôi tai của bé. Tất cả các đặc điểm của cơ thể và khuôn mặt lúc này đã có thể nhận biết khá rõ. Lúc này, thai nhi có thể chớp mắt, nắm tay, máy môi. Tóc và móng tay bắt đầu phát triển. Thai nhi đã bắt đầu đạp nhưng có lẽ người mẹ cũng khó có thể nhận thấy hành động này của bé.

Tuần 18

Chiều dài: 15 – 16 mm. Trọng lượng: 340 g

Tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể đã được hình thành và bắt đầu một giai đoạn tăng đơn thuần. Da được bao phủ bởi chất nhờn bảo vệ da. Quá trình hô hấp diễn ra, nhưng phổi chưa phát triển đủ để trẻ có thể tồn tại ở bên ngoài tử cung.

Tuần 20

Chiều dài: 19 mm. Trọng lượng: 453 g

Thời gian này, sự phát triển của não diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Có thể nghe được nhịp tim của thai nhi bằng ống nghe. Thận bắt đầu làm việc. Thai nhi có thể mút ngón tay và vận động nhiều hơn.

Meyeucon.org - 07/03/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh
  • Bé đã tập mỉm cười ngay từ khi còn trong bụng mẹ
  • Sự phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ hai
  • Cách ước tính chính xác cân nặng thai nhi
  • Những chuyển động của con yêu trong thai kỳ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn