Bé có thể rất thích tắm và đùa nghịch với nước nhưng có những nguyên tắc nhất định mà cha mẹ cần biết để bé được an toàn và vui vẻ trong khi tắm. Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là không bao giờ để bé một mình trong bồn tắm. Hãy đọc để biết thêm về những lời khuyên hữu ích với việc tắm cho bé.
Nhiệt độ nước thích hợp cho tắm là bao nhiêu?
Các mẹ phải đảm bảo rằng nước tắm là đủ mái ấm áp, nhưng không quá nóng, trước khi cho bé vào bồn hoặc chậu tắm. Hãy lấy nước lạnh vào bồn trước, sau đó thêm nước nóng cho đủ ấm. Hãy đảo đều bồn nước để phân tán nhiệt đều trong bồn, điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ trẻ bị bỏng. Đừng bao giờ đặt bé vào bồn tắm trong khi vòi nước vẫn chảy vì nhiệt độ của nước có thể thay đổi một cách nhanh chóng.
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của nước tắm và cũng là một món đồ chơi đáng yêu cho bé khi tắm (hình con cá, tôm, cua, quả bóng…). Đa số các nhiệt kế này sẽ chỉ cho bạn biết nhiệt độ lý tưởng của nước tắm là 37 đến 38 độ C, đó chính là khoảng nhiệt độ của cơ thể người. Nếu bạn không có nhiệt kế, hãy dùng khuỷu tay của bạn (chứ không phải là bàn tay) để đo nhiệt độ nước tắm một cách nhanh chóng. Nước đảm bảo là khi bạn cảm thấy không nóng cũng không lạnh.
Nếu nhà bạn có sử dụng bình nóng lạnh thì bạn nên sử dụng vòi trộn nước nóng lạnh để lấy nước vào chậu tắm hoặc bồn tắm. Điều này giúp ta kiểm soát nhiệt độ nước tốt hơn và an toàn hơn vì nước đi ra khỏi vòi không quá nóng. Một đứa trẻ có thể bị bỏng độ 2 hoặc độ 3 trong vòng vài giây khi ở trong nước quá nóng.
Nếu bạn sử dụng phòng tắm gia đình để tắm cho bé, trong đó có các vòi, các nắp an toàn, van hơi… thì hãy cố gắng dạy cho bé không chạm vào những thứ đó, nhất là nhánh có nước nóng, hơi nóng. Bạn đừng quá chủ quan với suy nghĩ trẻ chưa đủ khỏe để gạt, vặn những van, vòi đó.
Cho dù bé được tắm trong nước ấm, nhưng bé có thể bị mất nhiệt cơ thể một cách nhanh chóng khi bạn đưa bé ra khỏi nước, nếu có thể, hãy giữ ấm cho phòng tắm. Khi bạn đưa bé ra khỏi bồn tắm, hãy quấn bé bằng một cái khăn bông to và rồi nhẹ nhàng lau khô người trước khi mặc tã cho bé. Sau đó quấn thêm cho bé bằng một chiếc khăn khô hoặc chăn, và hãy ôm ấp bé trong khoảng 10 phút để giữ ấm cho bé, trước khi mặc quần áo của bé.
Độ sâu của nước bao nhiêu là vừa?
Đối với trẻ từ sơ sinh đến sáu tháng tuổi, độ sâu của nước tắm khoảng 13 cm là vừa (Hoặc cần đảm bảo có đủ nước để thân của bé được ngâm trong nước với phần vai trở lên được nâng đỡ.
Với bé lớn hơn thì mẹ không nên để mực nước tắm cao hơn eo của bé khi ngồi trong bồn, chậu và đừng bao giờ đặt bé vào bồn tắm khi nước vẫn chảy vì độ sâu của các nước có thể nhanh chóng tăng lên quá cao.
Nâng đỡ bé trong nước thế nào cho an toàn?
Khi bạn đưa bé vào bồn tắm, hãy đỡ bé thật chắc chắn ở phần mông bằng một tay. Đặt cánh tay còn lại của bạn dưới gáy và vai. Khi em bé đã ở trong bồn tắm, bạn có thể dời bàn tay đỡ mông để rửa và lấy nước từ xung quanh. Tay kia tạo thành chỗ dựa vững chắc và giữ đầu và cổ bé ở trên mặt nước.
Bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ tắm để giải phóng đôi tay cho việc tắm rửa cho bé. Nếu bé chưa biết ngồi thì một cái nôi tắm, giá tắm sẽ hỗ trợ bé khi ở trong nước. Nếu bé đã biết ngồi, bạn có thể sử dụng ghế tắm…
Luôn luôn ở bênh cạnh bé trong khi bé đang ở trong phòng tắm. Ngay cả khi bé đã quá quen thuộc với bồn tắm hay bạn đang sử dụng một công cụ hỗ trợ tắm, điều quan trọng là bạn vẫn phải có mặt để theo dõi, giúp đỡ bé. Trẻ có thể bị chết đuối trong mực nước 3cm và nó hoàn toàn có thể bị trượt hoặc ngã vào trong nước bất cứ lúc nào. Trẻ không thể vùng vẫy hoặc tạo ra tiếng động cần khi chúng gặp khó khăn trong nước, vì vậy có thể bạn không thể nhận ra bất cứ điều gì đã xảy ra cho đến khi mọi thứ đã quá muộn.
May mắn thay, hầu hết các bậc cha mẹ đều đảm bảo cho những đứa con của họ an toàn khi tắm. Ở Anh, có khoảng một bé chết đuối mỗi năm trong khi tắm. Tuy nhiên, có nhiều em bé khác đã gặp phải những chấn thương nghiêm trọng sau khi bị bỏ lại một mình với dụng cụ hỗ trợ tắm.
Nếu bạn sử dụng phòng tắm lớn của gia đình, hãy đặt một tấm thảm cao su dưới đáy của bồn tắm. Khi bé lớn lên, hãy dạy cho bé luôn ngồi xuống trong bồn tắm ở tất cả các lần để loại trừ khả năng bé đứng lên và bị trượt, hay mất thăng bằng.
Thời gian bao lâu thì cần tắm cho bé?
Nó thuộc vào bạn. Tắm có thể là một niềm vui và cơ hội thư giãn cho bạn và em bé. Nhưng nếu bạn không muốn tắm cho bé mỗi ngày, vẫn hoàn toàn tốt nếu bạn tắm cho bé 2 đến 3 lần mỗi tuần. Những ngày không tắm thì cần rửa mặt, tay, chân, cơ quan sinh dục và đít của trẻ.
Khi bé được một vài tháng tuổi, bạn có thể muốn bắt đầu xây dựng thói quen tắm trước khi đi ngủ của trẻ. Bạn không cần phải gội đầu cho trẻ mỗi ngày. Tóc của trẻ sản xuất rất ít dầu, do đó, chỉ cần gội đầu cho trẻ một lần hoặc hai lần một tuần là đủ.
Hãy sử dụng một chất tẩy rửa nhẹ, được sản xuất chuyên biệt cho trẻ sơ sinh sẽ giúp duy trì rào cản tự nhiên trên da của bé. Nếu da bé khô hoặc bị kích thích, bạn có thể thêm một chút dung dịch làm mềm vào nước. Hãy nhớ rằng, việc sử dụng một chất làm mềm có thể làm cho làn da của bé trơn, vì vậy, cần giữ bé nhẹ nhàng nhưng an toàn khi bé đang ở trong nước.
Có an toàn không khi cho bé tắm chung với cha mẹ?
Nó là an toàn khi bé được khoảng hai tháng tuổi và bạn tự tin về cách xử lý của mình. Bạn sẽ cần một ai để trợ giúp khi bạn vào hoặc ra khỏi bồn tắm. Bạn không nên vừa bế bé vừa làm những việc đó. Sự tiếp xúc da với da sẽ tăng cường sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái.
Cho bé tắm chung nhưng tốt nhất là bạn nên tự tắm cho mình trước, khi cho bé vào tắm chung thì người bạn và nước đều phải sạch và bạn chỉ cần tắm cho bé theo những gì chúng tôi đã nói ở trên.
Tôi có thể ra khỏi phòng tắm chỉ trong vài giây?
Không bao giờ để em bé của bạn trong bồn tắm mà không có sự để mắt của người lớn (Nó rất quan trọng nên chúng tôi phải nhắc lại một lần nữa).
Trước khi bạn bắt đầu tắm cho bé, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tất cả mọi thứ. Hãy chắc chắn rằng sữa tắm, khăn, tã sạch, bộ đồ ngủ… đều ở trong tầm tay của bạn. Khi bé của bạn là một trẻ sơ sinh, hãy nhớ có dự trù thêm tránh trường hợp bé có những hoạt động bất ngờ!
Nếu ai đó gõ cửa hay có chuông điện thoại reo và bạn thấy cần phải trả lời nó, hãy quấn em bé vào khăn đủ ấm và mang bé theo!