Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cha mẹ cần chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh ngoài da do virus gây ra và rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường bùng phát vào mùa Đông Xuân hàng năm và kéo dài đến hết mùa Xuân. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu khi bị mắc không biết chăm cẩn thận thì dễ để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh thủy đậu thường lây truyền rất nhanh và nhanh chóng lan sang thành dịch. Nó rất dễ lây lan giữa các thành viên trong gia đình và giữa các học sinh cùng trường khi hít phải những giọt nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và vết lở trên da người bệnh. Nó còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp. Bệnh nhân có thể truyền bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban. Bệnh sẽ không còn nguy hiểm khi các mụn nước đã được khô và đóng vảy.

1

Một số những dấu hiệu khi mắc bệnh thủy đậu.

Biểu hiện của bệnh thường là bệnh nhân bị sốt nhẹ từ một đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban – đó là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu giống như một nốt muỗi đốt nhưng sau đó phát triển thành mụn nước và vỡ ra thành vết lở gây rát rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, mặt, xuống thân mình và sau cùng xuống đến tay chân.

Ban thuỷ đậu thường rất ngứa và gây khó chịu nên việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ đặc biệt trong những lúc bị bệnh là vô cùng quan trọng vì trẻ sẽ không giữ được nên khi bị ngứa ngáy khó chịu sẽ gãi và dễ gây nhiễm trùng.

Những việc cần làm khi trẻ mắc bệnh thủy đậu

Trẻ cần được bác sỹ thăm khám khi có triệu chứng mắc bệnh thủy đậu.
cần được bác sỹ thăm khám khi có triệu chứng mắc bệnh thủy đậu.

Việc đầu tiên khi thấy trẻ có những triệu chứng như ở trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể, không nên tự khám bằng kinh nghiệm của cha mẹ ở nhà.

Khi đã được bác sỹ trẻ bị mắc bệnh thủy đậu thì đối với bệnh thủ đậu cha mẹ chủ yếu là giúp cho trẻ giảm các triệu chứng ngứa ngáy và hạ sốt. Cha mẹ có thể dùng Acetaminophen hay Tylenol để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu.

Tắm thường xuyên cho trẻ bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ giúp trẻ bớt ngứa. Bên cạnh đó có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine.

2niramine, fexofenadine v.v. hoặc các loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng giảm ngứa.

Việc cần thiết cha mẹ cần chú ý khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ cách ly và chăm sóc trẻ cẩn thận, để tránh tình trạng bệnh lây lan sang những người xung quanh. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường hay sau 2, 3 ngày điều trị mà bệnh không đỡ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám lại và có phắc đồ điều trị kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn gây ra cho trẻ.

4rẻ nhỏ cũng như người lớn nên tiêm phòng thủy đậu để phòng tránh mắc bệnh thủy đậu. Việc tiêm phòng là vô cùng cần thiết để giúp trẻ luôn khỏe mạnh và tránh mắc bệnh.

Meyeucon.org - 23/01/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Đối phó với dịch thủy đậu cho trẻ như thế nào?
  • Cách chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu
  • Điều trị thủy đậu cho trẻ tại nhà
  • 5 Cách bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì
  • Vì sao bữa ăn của trẻ nên kéo dài không quá 20 phút?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn