Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Hãy cẩn thận với chứng viêm họng

Những nghiên cứu mới đây nhất cho thấy nhiều khi viêm họng sẽ dẫn tới những rắc rối về tâm thần sau này. Một số trẻ em có hành vi điển hình của chứng bị ám ảnh ép buộc (OCD) sau khi nhiễm vi khuẩn streptococus, nhưng trước đây thường được coi là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Giờ đây nghiên cứu trên chuột đã cung cấp bằng chứng cho thấy vi khuẩn này có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Trong những năm 1980, Susan Swedo, một bác sĩ nhi khoa tại Viện sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ đã khảo sát những trường hợp trẻ em mắc chứng OCD, với những biểu hiện như là rửa tay quá nhiều trong ngày, Swedo nhận thấy những đứa trẻ này đều bị viêm họng do vi khuẩn trước đó. Việc nhiễm khuẩn đã xảy ra từ lâu nhưng khi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm, Swedo vẫn tìm thấy trong máu trẻ nhiễm bệnh mức độ kháng thể strep rất cao. Có lẽ hầu hết những triệu chứng cấp tính đã dịu đi sau khi được điều trị bằng kháng sinh. Swedo cho rằng, những triệu chứng này là kết quả của phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với vi khuẩn strep. Bà giả thiết chẩn đoán mới gọi là hội chứng thần kinh miễn dịch tự động trẻ em, hay PANDAS. Vì viêm họng do vi khuẩn phổ biến ở lứa tuổi thiếu niên, nhiều người coi bằng chứng của Swedo chỉ là sự ngẫu nhiên. Do đó, bà đã nghiên cứu một số lượng lớn dữ liệu trong nhiều năm và đã thuyết phục được dư luận. Một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu của Trung tâm miễn dịch thuộc Trường Đại học Columbia tiến hành đã cung cấp bằng chứng không thể phủ nhận đầu tiên rằng, kháng thể strep có thể dẫn tới các triệu chứng thần kinh ở những động vật khỏe mạnh.

Các nhà nghiên cứu đã cho chuột nhiễm vi khuẩn strep, sau đó tiêm một số kháng thể của những con chuột đã từng bị nhiễm vào chúng. Họ phát hiện rằng không chỉ cả hai loại chuột đều có cùng các triệu chứng hành vi, bao gồm lo âu và hoảng sợ, mà những hành vi này xuất hiện có liên quan đến kháng thể tích tụ trong các vùng não có liên quan trong các nghiên cứu ở người. Mady Horing, nhà nghiên cứu chính của dự án này đang làm việc với Swedo để áp dụng những phát hiện trên động vật cho việc điều trị. Họ hi vọng mô hình chuột nhiễm PANDAS có thể giúp cho việc chẩn đoán cho người. Một công thức chính xác hơn về việc chẩn đoán PANDAS có thể giúp những đứa trẻ nhiễm bệnh được điều trị đúng cách. Swedo ước tính số trẻ này chiếm tới 25% những bệnh nhân OCD, kể cả hội chứng Tourette. Hơn nữa, nghiên cứu về chuột mắc PANDAS có thể cho phép các nhà nghiên cứu phân loại tốt hơn hoặc điều trị chuyên biệt hơn việc sử dụng kháng sinh hiện nay.

(Theo Scientific American)

Meyeucon.org - 06/05/2010
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Estrogen và progesterone có ở thực phẩm nào?
  • Hé lộ nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải sau sinh và cách khắc phục
  • 10+ Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải sau quan hệ, cách xử lý?
  • Đau bụng dưới bên trái có cục cứng là bệnh gì? Cải thiện ra sao?
  • Đau bụng dưới bên phải có phải dấu hiệu mang thai không?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn