Tiểu đêm vốn là hiện tượng bình thường của cơ thể và không gây hại cho sức khỏe nếu số lượt đi tiểu dưới 2 lần. Đặc biệt với phụ nữ có thai, hiện tượng tiểu đêm lại hay xuất hiện, ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ.
Tiểu đêm là gì?
Tiểu đêm là hiện tượng đi tiểu về đêm, trái với hiện tượng tiểu ngày. một người bình thường có số lần đi tiểu về đêm khoảng 1 tới 2 lần. Nếu số lần đi tiểu đêm nhiều hơn 2 lần thì hiện tượng này lại đáng chú ý vì đó không phải là hiện tượng bình thường nữa.
Hay tiểu đêm thường xuất hiện ở các thai phụ trong suốt thời gian thai kì kéo dài vậy có ảnh hưởng già tới thai nhi không. Thông thường các thai phụ dễ gặp những hiện tượng như tiểu nhiều cả ngày lần đêm, nhưng thường thấy nhất là tiểu đêm nhiều. Lí do gây tiểu đêm này rất đơn gản do bàng quang bị bào thai chèn ép gây cảm giác căng tức và buồn tiểu và không nguy hiểm cho thai phụ. tuy nhiên hiện tượng đi tiểu quá nhiểu lần về đêm có thể khiến giấc ngủ người bệnh bị ảnh hưởng gây ảnh hưởng sức khỏe của thai phụ.
Nguyên nhân tiểu đêm do đâu
Có rất nhiều nguyên nhân tiểu đêm. Dưới đây là 1 số nguyên nhân phổ biến nhất gây hiện tượng này.
- Bệnh sỏi thận, thận bị tổn thương.
- Tuổi già, chức năng thận suy yếu.
- Bệnh về bàng quang, sỏi bàng quang, viêm bàng quang.
- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Bệnh sa tử cung sau sinh ở nữ giới.
- Bệnh suy thận.
- Bệnh packinson, bệnh chèn ép thần kinh.
- Một số bệnh về tiết niệu.
- Bệnh đái tháo nhạt
- Thói quen ăn mặn.
- Thói quen uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Thói quen ăn đồ ăn chứa nhiều nước vào buổi tối.
- Bị căng thẳng, stress.
- Người đang sử dụng thuốc lợi tiểu.
- Phụ nữ mang thai.
- Sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa chất kích thích vào buổi tối.
Bởi vậy để biết chính xác nguyên nhân gây hiện tượng tiểu đêm, người bệnh cần đi khám để được chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lí để có cách trị bệnh phù hợp nhất
Hạn chế tiểu đêm như thế nào?
Do bệnh lý:
- Bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị dứt điểm.
- Tái khám theo định kỳ
- theo dõi thai kì thường xuyên
Do lối sống:
- Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tăng cường rau xanh, chất xơ, không ăn quá nhiều thịt, uống đủ lượng nước: khoảng 2lít/ngày (thực phẩm giàu chất xơ có thể làm tăng khả năng đào thải axit ra ngoài cơ thể, làm giảm áp lực lên thận).
- Hạn chế ăn canh đặc biệt là canh rau cải, các loại hoa quả chứa nhiều nước: dưa hấu, bưởi, cam
- Tập thể dục điều độ, nghỉ ngơi hợp lí