Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thuốc bù nước Oresol khi tiêu chảy: Không dùng nếu nôn nhiều

Trẻ bị tiêu chảy hay được khuyên dùng Oresol để bù nước. Oresol nhìn chung là an toàn, dùng được cho người lớn và trẻ em, nhưng cũng cần lưu ý sử dụng đúng cách, pha đúng tỷ lệ để đạt hiệu quả cao.

Oresol là loại thuốc bù nước và các chất điện giải bị mất (Na, Ka, glucose) khi bị tiêu chảy, nôn mửa, mất nhiều mồ hôi do lao động nặng, vận động nhiều… Đó là việc đầu tiên rất cần thiết để lập lại cân bằng và lấy lại khả năng tự chống đỡ với bệnh tật. Với gói thuốc này, thường dùng loại đường uống (trừ trường hợp bệnh nhân không uống được mới dùng đường tiêm tĩnh mạch).

Tuy nhiên, nếu đi ngoài trên 10 lần, rất khát nước, đi tiểu ít (hoặc vô niệu), thể trạng li bì, mắt trũng môi khô, là trạng thái mất nước nặng cần chuyển ngay đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Oresol có nhiều loại, gói thuốc pha chế theo công thức của UNICEF có 27,9g thuốc cần pha đúng trong 1.000ml nước sôi để nguội. Pha đặc quá (ít nước) hoặc loãng quá (nhiều nước) kết quả chữa bệnh sẽ bị kém đi. Đối với trẻ nhỏ có loại hương cam chứa 5,63g thuốc hoặc có pha thêm vitamin B1, B2, B6. Thuốc được pha đúng 200ml nước sôi để nguội cho trẻ uống từng thìa nhiều lần trong ngày.

Cần lưu ý: Đối với trẻ em, lượng thuốc đã pha nước dùng không hạn chế. Với các cháu còn bú mẹ, ngoài việc cho uống thuốc đã pha như trên vẫn cho trẻ uống như thường. Thuốc dùng an toàn cho người mang thai. Nhưng cần thận trọng với người suy tim, sung huyết, suy thận nặng.

Không dùng cho người bị vô niệu, giảm niệu, nôn kéo dài, tắc ruột, thủng ruột, liệt ruột. Thuốc đã pha bảo quản trong tủ lạnh không dùng quá 24 giờ. Thuốc chưa pha bảo quản gói thuốc nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh nắng trực tiếp.

Dù là một gói thuốc “phổ thông”, dễ mua, dễ sử dụng, hiệu quả cao… nhưng dùng đúng cũng không đơn giản. Tốt nhất khi có thắc mắc gì, người sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Meyeucon.org - 08/05/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè
  • Sau Tết, trẻ em phải nhập viện do mắc bệnh tiêu chảy tăng vọt
  • Một số trường hợp nhầm lẫn về chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
  • Nên chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào?
  • Viêm phổi và tiêu chảy – hai căn bệnh tử thần đối với trẻ em dưới 5 tuổi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn