Sự xuất hiện của con nấm Kefir ở Việt nam là do các bác tướng tá bên quân đội nhà mình đi sang Ấn Độ, nhìn thấy dân Tây Tạng họ nuôi và sử dụng con nấm này nên tò mò hỏi han ra thì biết được công dụng của nó.
Các bác ta học cách nuôi rồi xin con giống đem về bằng máy bay quân sự của các bác ấy. Đem về Việt Nam rồi thì các bác nhờ ngay các nhà nghiên cứu khoa học phân tích, và kết quả là có hẳn một bài báo do một giáo sư y khoa viết về công dụng của loại nấm này Từ đó con nấm Kefir được truyền tay hết nhà này đến nhà khác và đã giúp cho rất nhiều người khỏi bệnh và khỏe mạnh. Nhưng đến giờ chỉ còn rất ít nhà duy trì được vệc nuôi giữ con nấm Kefir.
Con nấm này hình dạng như cái bỏng nẻ gạo mà vẫn hay để cúng ấy, mềm, màu trắng suốt và thơm ngầy ngậy. Nuôi một dúm chừng bốn đầu ngón tay, mỗi ngày nó lại sinh sôi ra thêm một ít, sau khoảng 1 tuần thì có thể chia ra để đem cho người khác. Chính vì vậy con nấm này không có ai bán cả, chỉ có nhà nào kiên trì nuôi giữ nó thì mới còn được. Nếu quên hoặc chán thì nó sẽ chết ngay sau 2 ngày bởi vì nó là một loại thực vật sống, cần không khí để thở và cần sữa tươi để ăn. Nên nếu bạn nào quyết định nuôi nó thì phải thực sự cần nó và phải kiên trì.
Mỗi ngày chỉ tốn 1 túi sữa tươi 2.500đ + 1 thìa đường và 5 phút để thực hiện.
Một số hình ảnh về nấm Kefir:
Công dụng, cách nuôi và bảo quản nấm sữa Kefir Tây Tạng
Công dụng: Nấm sữa Tây Tạng là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu. Bản thân sữa nấm không làm cho người ăn béo lên, mà nó chỉ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại được những bệnh tật xâm nhập, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng và ngủ tốt. Cụ thể những loại bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, xương khớp… nếu ăn sữa nấm trong thời gian dài thì sẽ khắc phục cơ bản, thậm chí có thể hoàn toàn khỏi bệnh. Nấm sữa Tây Tạng đặc biệt tốt đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người bị bệnh, ngoài ra người khỏe mạnh vẫn có thể dùng nấm sữa như một loại thức ăn rất ngon miệng và làm cho cơ thể luôn khỏe mạnh, đối với phụ nữ còn có tác dụng làm da dẻ mịn màng và hồng hào. Chỉ lưu ý một điều là người khỏe mạnh bình thường khi ăn nấm sữa nên điều tiết chế độ ăn uống cho hợp lý để tránh béo phì.
Cách nuôi và bảo quản
1. Dụng cụ để nuôi và lọc sữa:
- 1 lọ nhựa không nắp
- 1 rá nhựa mắt nhỏ
- 1 thìa nhựa
- 1 miếng vải màn sạch
- Sữa tươi không đường loại túi 200gr
- Lưu ý: Con nấm rất kỵ với kim loại nên tất cả đồ dùng để ngâm và lọc sữa phải là đồ nhựa hoặc thủy tinh, sứ…Nếu dùng đồ kim loại thì con nấm sẽ bị chết.
2. Cách nuôi và lọc sữa:
- Cho con nấm vào lọ nhựa sạch, đổ 1 túi sữa tươi không đường vào ngâm, lấy miếng vải màn đậy lên miệng lọ, dùng dây chun cột lại để tránh bụi và côn trùng có hại bay vào.
- Để lọ nấm sữa ở nơi thoáng mát, nhiệt độ trung bình. Nấm sữa bảo quản tốt thì sau khi ngâm sẽ sánh đặc, có màu trắng ngà, hoặc có thể đóng 1 lớp váng màu vàng nhạt trên bề mặt, nhưng mùi vẫn thơm ngậy.
- Sau 24 tiếng, đem lọ nấm sữa ra đổ qua rá nhựa cho sữa chảy qua rá lọc xuống 1 cái bát hứng bên dưới. Dùng thìa nhựa đảo nhẹ cho sữa chảy hết xuống. Phần sữa chảy xuống dưới chính là sản phẩm của nấm sữa, đem sữa đó pha thêm đường tùy theo khẩu vị để ăn cho ngon miệng. Mùi vị của sữa nấm thơm và ngậy như sữa chua.
- Phần con nấm còn lại trên rá lọc dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch và lại cho vào lọ nhựa (đã được rửa sạch) và tiếp tục quá trình nuôi như trước.
- Lưu ý : mỗi ngày phải lọc sữa một lần vì con nấm chỉ ăn chỗ sữa ngâm đó trong vòng 24 tiếng là hết. Nếu để quên không lọc thì nấm sẽ bị chết.
Bài viết về Nấm Kefir trong tạp chí chuyên môn của Hội hoá học:Vi khuẩn trong sữa có chứa cồn (07/11/2006) Vi khuẩn có ích trong thực phẩm chế biến từ sữa có chứa cồn giúp chống các bệnh do dị ứng thực phẩm gây nên. Cho trẻ sơ sinh uống sữa có chứa cồn giúp chống lại nhiều bệnh do bị dị ứng thực phẩm gây ra. Kefir, một loại thức uống lên men cổ điển, được tiêu thụ ở Đông Âu như một dạng thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nên thường dùng để cai sữa cho em bé. Trẻ em dưới 3 tuổi dễ mắc các bệnh dị ứng thực phẩm thường gặp và ở tỷ lệ đặc biệt cao, trong đó khoảng 5-8% trẻ sơ sinh có nguy cơ bệnh này. Hiện nay phương pháp điều trị duy nhất là tránh dùng các thực phẩm không rõ nguồn gốc. Các vi khuẩn có ích trong sữa chua Kefir có thể giúp ngăn chặn các bệnh do dị ứng thực phẩm, tuyên bố này trong các bản báo cáo của Lisa Richards trong lĩnh vực Hóa học và Công Nghiệp – Chemistry & Industry của tạp chí SCI phát hành 2 tuần 1 lần. Nghiên cứu gần đây đăng tải trên báo SCI [vào ngày thứ Hai, 16 tháng 10 năm (DOI 10.1002/jsfa2469)] trong lĩnh vực Khoa Học Lương Thực và Thực Phẩm cho thấy sữa ức chế chất kháng thể gây bệnh dị ứng Immunoglobulin E (IgE). IgE liên quan đến khả năng miễn dịch của cơ thể kháng lại các chất gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, trong số các chất gây dị ứng, IgE cũng có thể hoạt hóa các tế bào sản xuất ra histamine , một hoá chất gây nên các bệnh do dị ứng, như làm viêm và co khít các đường khí quản hô hấp. Nhóm khoa học của Ji-Ruei Liu ở Đại Học Quốc Gia Formosa, tỉnh Yunlin, Đài Loan, đã cho các con chuột thí nghiệm dùng các thức uống có chứa sữa, và nhận thấy 3 tuần sau, chất IgE ovalbumin (OVA) giảm gấp 3 lần. Ovalbumin là một protein gây dị ứng ở đa số trẻ em và có trong lòng trắng trứng. Kefir cũng được xem là ngăn ngừa các chất kháng nguyên thực phẩm hấp thu vào ruột. Liu tin rằng đồ uống chứa sữa có nhiều hứa hẹn trong việc ngăn ngừa các bệnh do dị ứng. Ông nói: “Trong tương lai, chúng ta có thể tách được nhiều chất (như các loại vi khuẩn hay các peptide sinh hóa) từ sữa lên men kefir và dùng chúng trong dược phẩm”. Trong những bài về lĩnh vực Hóa học và Công nghiệp cũng cho biết công ty Rigest của Anh đang tìm kiếm các cộng tác viên để phát triển hệ thống vệ sinh không khí sử dụng một loại enzym hiện diện tự nhiên trong nước mắt của con người. Enzym Lactoperoxidase tấn công và tiêu hủy vi trùng như vi rút cúm và vi khuẩn gây bệnh MRSA. Hệ thống này có thể dùng vệ sinh làm sạch không khí trên máy bay và những khu vực có nguồn bệnh trong bệnh viện. |