Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phía sau nước mắt Hào Anh

Trong những ngày qua dư luận xã hội hết sức bức xúc về hai trường hợp trẻ em bị hành hạ dã man, tất cả đều xảy ra ở tỉnh Cà Mau.

Thực ra tính địa phương ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối, vì những trường hợp như vậy có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, dù là thành phố hay vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập là nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng trên?

Trường hợp bé Hào Anh được báo chí đề cập nhiều vì sự hành hạ quá dã man của người sử dụng lao động và sự vô trách nhiệm của người mẹ với chính đứa con mình dứt ruột sinh ra. Riêng cháu Huỳnh Chí Điền (9 tuổi) ở ấp Vàm Đình, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau lại bị chính người mẹ của mình bạo hành.

Dư luận không thể nào hiểu nổi một người mẹ lại hành hạ con mình bằng những cú ra đòn dã man và thường xuyên như đánh vào mặt, lấy đũa thọc vào miệng, tai…

Về mặt luật pháp, những trường hợp bạo hành với trẻ em kéo dài trong một thời gian như vậy, tại sao chính quyền, đoàn thể địa phương không phát hiện được? Chỉ có thể trả lời là bộ máy chính quyền địa phương quá yếu và trên hết là thiếu trách nhiệm. Bây giờ, khi sự việc đã rồi, chính quyền nơi cháu Hào Anh bị bạo hành tự nhận kỷ luật, mới thấy xót xa làm sao.

Thực ra sau nhiều năm Quốc hội chúng ta đã xây dựng được một hệ thống luật pháp, đặc biệt Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã có hiệu lực từ rất sớm. Một hệ thống luật pháp như vậy là khá đầy đủ để điều chỉnh các hành vi liên quan. Chúng ta cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em (1990). Vậy tại sao những trường hợp bạo hành trẻ em một cách dã man vẫn cứ xảy ra?

Về mặt xã hội, hai nạn nhân trẻ em trên đều rơi vào hoàn cảnh gia đình ly hôn hoặc có hôn nhân thực tế nhưng không có hôn thú. Trường hợp gia đình cháu Hào Anh thì người mẹ bỏ chồng, ngăn cấm không cho bố Hào Anh thăm con, sau đó mẹ cháu đi thêm bước nữa. Chính vì không hiểu biết pháp luật nên mẹ Hào Anh ngăn cản chồng cũ thăm con. Hậu quả là sau 14 năm, khi cháu Hào Anh bị hành hạ dã man, khi bố ruột đến thăm, cháu kiên quyết không chịu nhìn mặt cha! Đó là sự đau xót khôn tả, trong đó có lỗi của người cha bất hạnh kia.

Trường hợp cháu Huỳnh Chí Điền, cha mẹ sống chung với nhau không hôn thú đến 8 năm, sau đó hai người thỏa thuận tự chia tay. Ba cháu Điền nhận trách nhiệm nuôi con nhưng không nuôi nổi, phải đem giao lại cho mẹ Điền nuôi. Mẹ cháu Điền có gia đình mới và vệc hành hạ cháu Điền – như lời khai của bà mẹ nhẫn tâm này – là vì cháu Điền giống cha nó như đúc!

Trong bất kỳ cuộc ly hôn nào, con cái đều phải nhận lấy hậu quả trước tiên. Hậu quả đó, nếu xảy ra, chính xã hội cũng phải gánh chịu. Các nhà xã hội học đang lên tiếng báo động về tỷ lệ ly hôn ở nước ta quá cao, kể cả ở thành thị và nông thôn, chiếm từ 31 – 40%, có nghĩa là cứ 3 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn. Nguyên nhân đưa đến con số lạnh lùng trên thì có nhiều nhưng điều dễ nhận thấy là quan hệ kinh tế chiếm tỷ lệ quan trọng, sau đó là các kỹ năng để sống với hôn nhân không được trang bị trong thời kỳ tiền hôn nhân.

Một góc độ khác, hình như sau cả ngàn năm sống dưới chế độ phong kiến, người Việt Nam chưa thể hiểu về khái niệm ly hôn và văn hóa ly hôn. Ai cũng biết trên thực tế, một cuộc ly hôn tốt còn hơn là một cuộc hôn nhân xấu, nhưng để ai cũng có thể ứng xử đúng mực, có văn hóa sau những cuộc ly hôn là chuyện khác. Một vấn đề khác, luật hôn nhân gia đình không được tôn trọng và tình trạng tảo hôn hoặc lấy vợ lấy chồng quá sớm, đặc biệt ở các tỉnh miền núi và nông thôn, cũng góp phần làm cho bức tranh hôn nhân của cả xã hội đang xấu đi.

Hai cuộc bạo hành quá tàn nhẫn với trẻ em đã làm cho chúng ta, đặc biệt với các nhà xã hội học, các đoàn thể, chính quyền thấy được những vấn đề lớn nhức nhối của xã hội và cũng thấy được một phần bức tranh hôn nhân – xã hội đang cần được chăm sóc tốt hơn. Nói một cách hình tượng, phía sau nước mắt của Hào Anh, Chí Điền là những câu hỏi nhức nhối mà người lớn chúng ta cần phải trả lời.

Meyeucon.org - 10/05/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Nạn bạo hành trẻ em

Bài viết liên quan

  • Có phải vì trường mầm non tư thục ngày càng dễ thành lập nên bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng?
  • Trẻ bị bạo hành sẽ tổn thương tâm lý, thậm chí ám ảnh cuộc đời
  • Hai “bảo mẫu” độc ác sẽ phải chịu mức hình phạt nào?
  • Phải trợ giúp kịp thời trẻ bị bạo lực, xâm hại tình dục
  • Báo động nạn bạo hành trẻ em gây thương tích

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn