Nhu cầu dinh dưỡng và các thói quen sinh hoạt của phụ nữ sẽ thay đổi theo giai đoạn trước và trong khi mang bầu, bởi khi mang thai, cơ thể họ thay đổi. Những thói quen dễ “mắc” sau có thể gây hại cho thai nhi:
1. Thường xuyên uống nước lạnh và ăn kem
Sau khi uống hoặc ăn đồ lạnh, bụng dạ có cảm giác khó chịu. Thực chất đó không phải là do đồ lạnh gây co giãn cổ tử cung mà là do sự chênh lệch đột ngột về nhiệt độ, khiến dạ dày khó chịu.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bà bầu ăn đồ lạnh thường xuyên sẽ khiến các mạch máu ở vùng bụng, trong đó có phần cổ tử cung, bị co thắt lại, gây trở ngại cho tuần hoàn máu ở thai nhi, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ sau này.
Do đó, theo các chuyên gia sức khỏe, thai phụ nên hạn chế ăn và uống những đồ quá lạnh như kem, nước đá…
2. Ăn quá cay
Ăn cay ở mức độ bình thường (gọi là góp thêm hương vị cho món ăn) thì không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Nhưng nếu ăn quá cay sẽ gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi, bởi ớt chứa nhiều chất gây tê, làm tê liệt thần kinh thai nhi, khiến chúng không thể phát triển bình thường, thậm chí gây dị tật ở hệ thần kinh.
Do đó, những bà bầu là “fan” của cay nên có kế hoạch điều chỉnh độ cay phù hợp. Khi thấy cay tê tê đầu lưỡi là lúc bạn nên dừng.
3. Thường xuyên ăn đu đủ, lô hội
Bình thường đu đủ và lô hội đều là những loại thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều trong thời gian bầu bí lại phản tác dụng, thậm chí gây sảy thai.
Trong đu đủ (đặc biệt là đu đủ xanh) và lô hội có chứa nhiều kích thích tố nữ, dễ làm thay đổi hooc-môn cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai. Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy, trong lô hội có chất đặc biệt gây sảy thai hoặc thai chết lưu.
Ngoài ra, ăn đu đủ xanh là một trong những cách ngừa thai dân gian của nhiều quốc gia Đông Nam Á, như vậy đủ thấy, đu đủ xanh có hại thế nào đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi.
4. Uống rượu bia, hút thuốc lá
Bà bầu hút thuốc trong thời kỳ đầu (mang thai 3 tháng), sinh con dễ mắc chứng sứt môi, hở hàm ếch, và trí não không phát triển bình thường. Giai đoạn cuối thai kỳ cũng là thời điểm mà các tế bào thần kinh của thai nhi “bắt liên lạc” với não bộ của người mẹ. Do đó, bị kích thích bởi nicotine trong thuốc lá sẽ gây tổn thương nặng tới não bộ, khiến trẻ bị dị tật về thần kinh.
5. Uống canh thuốc bắc
Canh thuốc bắc mang tính ôn, chủ yếu giúp nữ giới thông kinh, bồi bổ cơ thể. Theo Đông y, giai đoạn mang thai, hỏa khí của người mẹ khá lớn, do vậy, nếu lạm dụng quá nhiều vị thuốc bắc sẽ khiến cơ thể phải chịu thêm áp lực hơn, thai nhi do đó cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Do vậy, thai phụ cần thận trọng khi dùng các vị thuốc bắc để tẩm bổ. Tốt nhất nên làm theo hướng dẫn của những người có chuyên môn.
6. Nạp quá nhiều hoàng liên, nhân sâm, rượu thuốc
Những vị thuốc trên đều có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều hoặc trong thời gian quá lâu không tốt cho dạ dày.
Đối với thai phụ, bồi bổ quá nhiều các vị thuốc trên một cách thiếu khoa học sẽ khiến cơ thể khó chịu do nóng trong, nghiêm trọng có thể gây sảy thai hoặc khó sinh.
7. Thức khuya
Người bình thường cần ngủ đủ, bà bầu càng cần hơn. Nếu thức khuya hoặc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của cả mẹ và con, không có lợi cho sự phát triển sau này của trẻ.
Ngoài ra, ở những tháng cuối thai kỳ, áp lực của bào thai đè nặng lên tĩnh mạch phần thân dưới, gây hiện tượng phù nề. Thời gian đi ngủ hoặc nằm duỗi thẳng chân tay sẽ giúp giải tỏa áp lực, giảm bớt tình trạng phù nề.
8. Uống chè, cà phê
Cafein trong chè và cà phê gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ, khi thai kỳ vẫn chưa đi vào ổn định.