Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ sinh non rất nhạy cảm với sự đau đớn

Các chuyên ra tin rằng những em bé sinh non có thể cảm nhận được sự đau đớn hơn những trẻ được sinh đủ tháng do các phương pháp chăm sóc trong lồng kính ở bệnh viện đã tác động vào chúng.

Các thử nghiệm tại trường Đại học Cao đẳng Luân Đôn cho thấy những công việc như cho trẻ ăn, tiêm thuốc và xét nghiệm máu làm cho những em bé đẻ non nhạy cảm với sự đau đớn.

Các nhà nghiên cứu nói rằng quá trình chăm sóc trẻ sinh non cần tránh làm trẻ bị đau.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí NeuroImage.

Nhóm nghiên cứu UCL (University College London) đã đo được hoạt động của não trẻ bằng phương pháp Điện Não Đồ trong khi lấy mẫu máu ở gót chân trẻ và sóng não xuất hiện trên màn hình. Kết quả cho thấy so với những trẻ em khỏe mạnh được sinh ra cùng thời điểm, não của trẻ sinh thiếu tháng nhưng được ở trong bệnh viện ít nhất 40 ngày sẽ hoạt động mạnh hơn. Nghĩa là nhóm trẻ em đẻ non rất nhạy cảm với đau đớn.

Khi đo sự hoạt động của não trên hai nhóm trẻ (trẻ sinh non và trẻ sinh đủ tháng), các nhà nghiên cứu cho rằng sự nhạy cảm của trẻ sinh non là để giúp cơ thể giảm đau chứ không phải là liên lạc như trẻ sinh đủ tháng. Điều này cho thấy những trẻ đẻ non cũng có thể cảm nhận được qua xúc giác của mẹ như ôm ấp, vuốt ve… như những đứa trẻ khác

Giảm đau cho trẻ sinh non

Hội đồng nghiên cứu Y khoa đã cung cấp báo cáo nghiên cứu trước đó cho UCL với kết quả sự nhạy cảm của trẻ sinh non tăng lên khi làm đau trẻ.

Tiến sĩ Rebeccah Slater, trưởng nhóm nghiên cứu các trường Đại học cao đẳng Luân Đôn cho biết: “ Những trẻ sinh thiếu tháng và trải qua thời gian ở lồng kính sẽ ảnh hưởng tới sự hoạt động của não trẻ. Thông qua việc đo phản ứng của não trẻ, chúng tôi có thể xác định một cách chính xác sự tổn thương của con người khi bị làm đau”.

Andy Cole- giám đốc điều hành một tổ chức từ thiện cho rằng cần quản lí tốt hơn nữa việc chăm sóc trẻ em để không làm tổn thương trẻ em.

“Các bác sĩ và y tá cần sử dụng các dụng cụ kĩ thuật để giảm thiểu sự đau đớn của trẻ trong quá trình chăm sóc, vì nếu quá trình chăm sóc kéo dài sẽ ảnh hưởng tới bệnh tình của trẻ”. Giám đốc nói thêm.
Meyeucon.org - 12/05/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ sơ sinh

Bài viết liên quan

  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Mẹo hay chữa nấc cụt cho trẻ
  • Sai lầm “chết người” khi mẹ cho bé bú không đúng cách
  • Chăm sóc bé 6-8 tháng tuổi.
  • Sữa mẹ – Món quà vô giá cho cuộc sống!

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn