Bệnh viêm họng ở trẻ là một trong những bệnh thường gặp. Nó không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu không cẩn thận để bệnh tái phát nhiều lần hoặc biến chứng nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Để phòng và điều trị bệnh viêm họng ở trẻ, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định. Để cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này, ở bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng liên quan tới bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ, giúp các bậc cha mẹ dễ dàng nắm bắt.
1. Nguyên nhân trẻ bị viêm họng
Có hai nhóm nguyên nhân chính khiến bé bị viêm họng, bao gồm:
- Cảm lạnh, virus cúm, sởi, rhino, adeno.
- Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu.
- Ngoài ra còn các điều kiện thuận lợi khác làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm họng như: trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá từ những người xung quanh, hoặc bụi đường… một số nguyên nhân như thay đổi thời tiết, thời tiết lúc giao mùa, thời tiết quá lạnh, độ ẩm quá cao.
- Viêm họng ở trẻ được coi là nguy hiểm khi nguyên nhân là do liên cầu beta tan huyết nhóm A gây nên. Vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng tim, màng khớp, màng thận. Khi trẻ bị viêm họng do loại vi khuẩn liêm cầu này gây nên nếu không được chữa trị kịp thời, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào tim, thận, khớp, gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ.
2. Những triệu chứng viêm họng ở trẻ em
Cha mẹ cần để ý khi trẻ có những biểu hiện sau đây để có những phương pháp điều trị viêm họng kịp thời.
Triệu chứng ba mẹ có thể thấy được, bao gồm:
- Thường sốt cao trên 38.5ºC. Khi bị sốt cao, trẻ sẽ có biểu hiện nhức đầu, ớn lạnh và người đau mỏi, cổ họng sưng khiến trẻ nuốt đau
- Trẻ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, chân tay tê mỏi: Cũng giống như dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp khác, đây là triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp.
- Hay quấy khóc, chán ăn, bú kém, Cần nhận biết thêm những triệu chứng khác để phân biệt bé viêm họng và khi bé mọc răng, vì khi bé mới mọc răng sữa cũng rất quấy và biếng ăn.
- Sưng hạch ở cổ.
- Bé bị viêm họng ho nhiều: Ở giai đoạn đầu khi bệnh mới xuất hiện, trẻ có cảm giác khô và nóng ở cổ họng, khát nước, khi nói và ăn sẽ có cảm giác đau rát. Có khi nhiễm khuẩn ở cổ họng đến mức không ăn, uống được gì.
Trẻ bị viêm họng thường sốt cao trên 38.5ºC (Ảnh minh họa)
Triệu chứng phát hiện khi đi khám:
- Xuất hiện mủ trắng bẩn ở khe hốc amiđan hai bên.
- Xuất hiện hạch hai bên hàm , ấn vào thấy đau.
- Xét nghiệm máu thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
3. Cách điều trị viêm họng ở trẻ em.
- Nếu trẻ bị viêm họng, bố mẹ cần giành thời gian nghỉ ngơi cho trẻ, cho trẻ ngủ trong phòng thoáng khí và độ ẩm cần thiết.
- Cho bé súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Thực hiện bằng cách, cho một ít muối trắng vào nửa lít nước ấm, cho bé ngậm một ngụm vào miệng rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Cách này có thể áp dụng cho trẻ 2 tuổi bị viêm họng, hoặc những trẻ lớn hơn.
- Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ 1 tuổi bị viêm họng, thì mẹ cần dùng nước muối sinh lý để rửa mũi họng cho bé.
- Tắm nước ấm cho bé trong phòng kín gió để làm thông mũi họng cho bé.
Nếu bé của bạn có một trong những biểu hiện sau đây, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay vì rất có thể bé không đơn giản chỉ bị viêm họng.
Nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường và kéo dài (Ảnh minh họa)
- Bé bị đau khoang miệng.
- Bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38ºC, bé từ 3-6 tháng tuổi sốt trên 38.3ºC và bé trên 6 tháng tuổi sốt trên 39ºC.
- Cổ họng sưng tấy, bé không thể mở to miệng, hơi thở trở nên khó nhọc.
4. Cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ nhỏ
Việc trẻ thường xuyên bị viêm họng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng, hoang mang. Vì vậy để tránh bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
- Vi khuẩn và virus là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm họng trẻ em. Vì vậy, trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay. Bố mẹ cũng nên nhắc trẻ không cho tay và các đồ chơi vào miệng.
- Với người lớn cũng cần vệ sinh bàn tay cẩn thận, vì khi tiếp xúc với trẻ vi khuẩn có thể lây truyền sang bé theo bất cứ cách nào. Đặc biệt vệ sinh bàn tay bằng xà phòng sau mỗi lần thay tã, bỉm cho bé. Với trẻ đang ăn dặm, tốt nhất bố mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn, bát thìa muỗng riêng cho trẻ, tránh dùng chung với người lớn.
- Không để trẻ tiếp xúc với luồng gió quá mạnh. Khi ngủ nên cho quạt để bên ngoài màn thổi vào để cản bớt gió.
- Để phòng bệnh viêm họng trẻ em, không được để trẻ bị lạnh và cũng không được để trẻ bị nóng quá. Nếu nóng quá trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi, nếu bố mẹ chăm sóc bằng các cho trẻ mặc quần áo dài, đắp chăn dày, mồ hôi sẽ không thể thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bố mẹ chú ý các thời điểm đưa trẻ từ phòng điều hòa ra bên ngoài, vừa tắm xong ra khỏi phòng tắm hoặc từ trong nhà đi ra ngoài.
- Không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Điều này dẫn đến thây nhiệt thay đổi đột ngột dẫn đến viêm họng hoặc mắc các chứng cảm lạnh
- Bàn chải đánh răng chứa nhiều vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trước mỗi lần đánh răng, bố mẹ nên ngâm bàn chải của bé vào một cốc nước ấm có pha muối, để lông bàn chải mềm ra và loại bỏ vi khuẩn. Sau khi bé đánh răng, bố mẹ nên cho bé súc miệng với nước muốn ấm pha muối
- Hạn chế dùng đá lạnh, ăn kem và uống nước lạnh.
- Những lưu ý sử dụng điều hòa khi có trẻ nhỏ:
- Không nên đặt bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng của bé nên được duy trì ở mức 24-26oC.
- Vệ sinh điều hòa thường xuyên để tránh nhiễm bẩn. Khi không dùng điều hòa, nên mở của phòng để phòng được thoáng khí