Trẻ em chính là đối tượng dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp nhất bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ lúc này chưa được hoàn chỉnh. Việc phải tiếp xúc với môi trường sống ô nhiễm và lối sống sinh hoạt không phù hợp là các nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ trẻ bị các bệnh về đường hô hấp ngày càng cao, đặc biệt là viêm họng hạt. Sau đây là những chia sẻ về những cách chữa viêm họng hạt cho bé tại nhà đơn giản mà đạt hiệu quả cao.
>> Nên đọc: Viêm họng hạt là bệnh gì?
Viêm họng hạt ở trẻ em có nguy hiểm không? (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng hạt?
Trẻ em rất dễ bị viêm họng do sức đề kháng còn yếu. Nếu trẻ mắc viêm họng quá nhiều, kéo dài lâu khỏi và điều trị không đúng sẽ phát triển thành viêm họng hạt.
Nguyên nhân gây ra viêm họng thì có rất nhiều, chủ yếu là do nhiễm trùng bởi virus, ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác nữa.
- Nhiễm trùng do vi rút.
- Cảm lạnh thông thường.
- Cúm.
- Bạch cầu đơn nhân.
- Bệnh sởi.
- Thủy đậu.
- Viêm thanh khí phế quản.
Nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Phổ biến nhất là vi khuẩn Streptococcus pyogenes hoặc Streptococcus nhóm A.
Những nguyên nhân khác.
- Dị ứng : vật nuôi, bụi, nấm mốc, phấn hoa.
- Khô họng : không khí trong nhà khô, thở bằng miệng.
- Chất kích thích : khói thuốc lá, thức ăn nhiều gia vị, hóa chất độc hại trong không khí.
- Căng cơ : la hét quá nhiều.
- Nôn trớ nhiều (GERD) : một dạng rối loạn tiêu hóa ở dạ dày.
- Stress : căng thẳng nhiều cũng khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Nhiễm HIV : trẻ bị nhiễm HIV thường có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị mắc bệnh.
- Ung thư : các khối u ở lưỡi, cổ họng hoặc thanh quản.
Triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ
- Trẻ thường hay ho, cơn ho kéo dài liên tục vài ngày, có thể là ho khan hoặc ho có đờm
- Trẻ quấy khóc nhiều hơn, biếng ăn hơn
- Có thể xuất hiện những cơn đau đầu
- Trẻ thường bị sốt, mức độ sốt nhẹ hoặc cao còn tùy thuộc vào tình trạng mức độ mắc bệnh của trẻ
- Cổ họng đỏ rát, quan sát kỹ thấy có xuất hiện hạt mủ trắng
- Trẻ ngủ không đúng giờ giấc, khi ngủ hay ngáy và nói mê
- Miệng có mùi hôi mặc dù đã vệ sinh đúng cách
Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Nó có những biến chứng gì?
- Viêm họng hạt là thể bệnh mãn tính cho nên rất khó điều trị. Điều này đồng nghĩa với việc, viêm họng hạt có khả năng tồn tại lâu dài và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh. Những biến chứng cơ bản của căn bệnh này đó là:
- Biến chứng tại chỗ: Những biến chứng tại chỗ thường thấy do viêm họng hạt gây nên đó là apxe họng, apxe amidan, viêm tấy quanh amidan… Trẻ nhỏ dễ mắc apxe quanh họng vô cùng nguy hiểm.
- Biến chứng gần: Viêm họng có thể kéo theo các bệnh lý liên quan như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang… và lây lan và tổn thương xuống thanh quản làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm thanh quản, viêm khí quản đôi khi còn có thể là viêm phổi.
- Biến chứng toàn thân: Mặc dù không diễn biến liên tục hoặc xảy ra quá nhiều nhưng viêm họng hạt hoàn toàn có thể dẫn đến viêm cầu thận cấp, viêm khớp… và gây tử vong.
- Bên cạnh đó, người bệnh viêm họng còn gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt – ăn uống, giao tiếp hàng ngày do nuốt đau, nuốt vướng, ho khan… gây nên.Chính vì những biến chứng đáng sợ nói trên, các bạn hãy sớm tìm hiểu và khám tai mũi họng ở đâu tốt để được các chuyên gia hướng dẫn cách điều trị phù hợp.
Cần cho bé đi khám bác sĩ để có cách điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)
Điều trị viêm họng hạt cho trẻ
Khi trẻ có những biểu hiện ban đầu của viêm họng hạt, cha mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hãy thực hiện những quy tắc điều trị sau:
Khi trẻ bị viêm họng, bố mẹ nên lưu ý những vấn đề sau :
- Uống nhiều nước để tránh mất nước.
- Uống canh hoặc ăn súp ấm.
- Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày, cứ cách 3 giờ/lần.
- Nghỉ ngơi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm.
Có rất nhiều thảo dược tự nhiên để giảm đau họng, viêm họng mà khá an toàn và hiệu quả cho trẻ em, chẳng hạn như :
- Cây cam thảo.
- Cây du trơn.
- Mật ong.
- Lá cây bạc hà.
- Hoa kim ngân.
- Cỏ cà ri.
- Trà hoa cúc.
- Lá trâm ổi.
- Khi bị viêm họng hạt ở trẻ thường gây ra một số triệu chứng như đau rát cổ họng, sốt cao. Trẻ thường hay quấy khóc và có khi biếng ăn. Chính vì vậy, bạn nên đưa trẻ đi khám kịp thời để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp chữa trị hiệu quả.
- Đốt hạt: Có thể đốt viêm họng hạt bằng điện hoặc bằng bước sóng lớn, đây là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả khi có thể loại bỏ hoàn toàn các hạt, ngăn chặn tình trạng viêm. Tuy nhiên phương pháp này không dùng cho những trường hợp trẻ quá nhỏ. Để biết con mình đủ tuổi thực hiện phương pháp đốt hạt hay chưa các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ.
- Uống thuốc kháng sinh: Hiện nay thuốc kháng sinh trị bệnh viêm họng hạt xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, chưa có loại thuốc nào trị được tận gốc nên việc dùng thuốc kháng sinh chỉ là tạm thời, không nên dùng lâu dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Lưu ý
- Nếu trẻ em bị viêm họng hạt chúng tôi khuyên các mẹ nên đưa bé đến những trung tâm y tế để kiểm tra mức độ viêm họng, và sẽ có cách điều trị hợp lý. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
- Lưu ý đối với em bé dưới 12 tháng tuổi khi bị sốt lên tới trên 38°C thì cần đưa bé đi khám, trẻ sốt cao dễ dẫn tới co giật. Cần tuân thủ những hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ đặt ra, dùng thuốc đủ liều, không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng cấp cho bé.