Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mới mang thai nên kiêng gì mẹ đã biết chưa?

3 tháng đầu thai kỳ là thời gian quan trọng, mẹ cần chú ý chăm sóc bản thân để đảm bảo thai vào tổ an toàn và ổn định để phát triển. Vậy mới mang thai nên kiêng gì mẹ đã biết chưa?

Mới mang thai nên kiêng gì câu hỏi phổ biến của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm khi bé đang trong quá trình hình thành và phát triển não bộ, hệ thần kinh. Chỉ một sơ sót nhỏ, cả mẹ và bé đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mới mang thai nên kiêng ăn gì? 

Dứa có thể kích thích tử cung co bóp nên mẹ mới mang thai không nên ăn. (Ảnh minh họa)

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu.

 Đây cũng là thời kỳ “nhạy cảm”, có nguy cơ sảy thai cao nên mẹ bầu cần ăn uống lành mạnh, tuyệt đối tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên kiêng các loại thực phẩm có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến sảy thai tự nhiên. Đó là ngải cứu, rau ngót, rau răm, dứa, rau sam, nhãn, đu đủ xanh,…

Mới mang bầu nên kiêng làm gì? 

  • Mẹ bầu mang thai trong 3 tháng đầu không nên tiếp xúc với bức xạ nhiệt và các chất độc hại. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, nhuộm tóc hoặc sơn móng tay, móng chân có thể gây dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng đến chỉ số IQ ở trẻ sau này.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng phải tránh chạy nhảy, xoay người, gập người quá mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức với những bộ môn nguy hiểm hay leo trèo cao hoặc nâng, bê, xách vật nặng.
  • Mẹ bầu mới mang thai nên chú ý tới tư thế ngồi, không nên ngồi xổm, ngồi trùng lưng, thõng vai, bắt chéo chân và không nên cúi lưng khi ngồi. Việc đi lại cần nhẹ nhàng, từ tốn. Khi leo cầu thang, mẹ bầu nên bám vào thành vịn để duy trì sự cân bằng.
  • Mẹ bầu cần kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Nếu công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi 30 phút/lần.
  • Hạn chế sử dụng nước lạnh để tắm, gội đầu và cũng không nên sử dụng nước quá nóng vì việc tăng nhiệt độ đột ngột trong cơ thể có thể khiến thai nhi bị dị tật.
  • Mẹ bầu cần chú ý không nên đến những nơi tập trung đông người, đặc biệt nơi công cộng khi đang có dịch bệnh bởi có thể dễ dàng lây bệnh do sức đề kháng trong giai đoạn đầu thai nhi còn yếu.

Mới mang thai có được làm “chuyện ấy” không? 

Mẹ bầu vẫn có thể làm “chuyện ấy” nhưng cần chú ý nhẹ nhàng. (Ảnh minh họa)

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên, nhu cầu quan hệ thường tăng cao ở nhiều phụ nữ. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do hormone thai kỳ tăng nhanh. Bầu ngực trở nên to và dễ bị kích thích hơn, vùng kín cũng dễ bị kích thích do máu lưu thông ở vùng nhạy cảm này nhiều hơn. Ngoài ra, ba tháng đầu thai kỳ cơ thể người mẹ bề ngoài có rất ít thay đổi, bụng bầu còn nhỏ nên việc quan hệ vợ chồng rất dễ dàng.

Tuy nhiên, ba tháng đầu là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành. Vì vậy, việc “yêu” của các thai phụ cần có một số lưu ý để luôn an toàn cho bé mà vợ chồng vẫn thăng hoa. Hai vợ chồng nên quan hệ nhẹ nhàng, tránh thô bạo; cũng như không nên quan hệ quá lâu.

Chỉ có một số trường hợp đặc biệt chị em nên kiêng quan hệ trong ba tháng đầu thai kì:

  • Có tiền sử sẩy thai hoặc có nguy cơ sẩy thai
  • Âm đạo chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc nổi mẩn
  • Đau bụng hoặc bị chuột rút
  • Cổ tử cung không vững chắc
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Có nhau thai thấp (nhau tiền đạo).
ctvthuy - 27/03/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Cách trị nẻ mặt cho bà bầu hiệu quả, giúp da luôn mềm mịn
  • 15 vấn đề khó chịu của phụ nữ mang thai (phần 2)
  • Bài tập thể thao đơn giản mà hiệu quả cho mẹ bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn