Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những hiểu lầm về căn bệnh tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ là tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp gồm những suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp…

1. Người mắc chứng tự kỷ không thích có bạn bè

Sự thật: Nếu trong một lớp học có trẻ bị tự kỷ, đứa trẻ đó sẽ có vẻ nhút nhát và không thân thiện với các bạn xung quanh. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người lớn có thể kết luận đứa trẻ đó không muốn kết bạn với bất kỳ ai. Bởi như chúng ta đã biết, trẻ mắc chứng tự kỷ kém phát triển về kỹ năng xã hội nên mới gặp khó khăn trong việc tương tác với bạn bè, diễn đạt điều chúng muốn như bạn bè cùng trang lứa.

2. Người mắc chứng tự kỷ không thể cảm nhận hay thể hiện bất kỳ cảm xúc như vui, buồn, hạnh phúc

Sự thật: Tự kỷ không khiến một đứa trẻ mất đi những cảm xúc mà người bình thường vẫn có, chỉ là họ sẽ truyền đạt cảm xúc theo những cách khác.

Nhiều người mắc bệnh tự kỷ thậm chí còn có chỉ số IQ cao và có năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực toán, âm nhạc hoặc hội họa…

3. Người mắc chứng tự kỷ không thể hiểu được cảm xúc của người khác

Sự thật: Người mắc chứng tự kỷ gặp khó khăn trong việc hiểu những “cảm xúc ngầm”, tức là họ sẽ không thể nhận ra bạn đang buồn thông qua ngôn ngữ cơ thể hoặc giọng điệu lời nói của bạn. Tuy nhiên, nếu cảm xúc được truyền đạt trực tiếp hơn, họ thậm chí còn thấu cảm hơn những người bình thường.

4. Người mắc chứng tự kỷ sẽ khiếm khuyết về trí tuệ

Sự thật: Bên cạnh những hạn chế, chứng tự kỷ còn đi kèm với những khả năng đặc biệt. Nhiều người mắc bệnh tự kỷ thậm chí còn có chỉ số IQ cao và có năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực toán, âm nhạc hoặc hội họa…

5. Những dấu hiệu như hành động “kì quặc” bộc lộ ở người tự kỷ khi còn nhỏ sẽ chấm dứt khi họ lớn lên

Sự thật: Tự kỷ xuất phát từ những yếu tố sinh học ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, và đối với nhiều người đó là tình trạng kéo dài suốt đời.

Nếu được can thiệt sớm, có thể cải thiện tình trạng tự kỷ

6. Người mắc chứng tự kỷ thì sẽ tự kỷ mãi mãi

Sự thật: Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nếu phát hiện sớm, kịp thời, và có sự can thiệp sớm thì tình trạng có thể được cải thiện.

7. Tự kỷ là một dạng rối loạn từ não bộ

Sự thật: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người mắc chứng tự kỷ cũng có rối loạn đường ruột, dạ dày nhạy cảm và dị ứng thực phẩm.

8. Tự kỷ là do cách bố mẹ nuôi dạy con không tốt

Sự thật: Vào những năm 1950, một lý thuyết được gọi là “bà mẹ tủ lạnh” với lập luận rằng chứng tự kỷ của con là do người mẹ thiếu sự ấm áp. Điều này từ lâu đã được các nghiên cứu bác bỏ.

ctvthuy - 27/03/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Cách nuôi dạy con trẻ

Bài viết liên quan

  • Phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ
  • Cha mẹ đã hiểu con cái mình đến đâu?
  • Các loại viêm họng thường gặp ở trẻ
  • Có nên cho bé mang tất khi ngủ trong những ngày trời lạnh không?
  • Những điều cần lưu ý khi cho con đi bơi vào mùa hè

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn