Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ có nguy hiểm hay không?

Bệnh tiêu chảy cấp thường đi kèm với các triệu chứng như nôn ói, đau bụng, có thể bị sốt, mệt mỏi, đừ người. Nếu việc này lập lại 2-3 ngày sau đó hoạt động đường ruột sẽ trở lại bình thường và trạng thái phân sẽ trở lại bình thường nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trẻ mệt mỏi và có dấu hiệu bị mất nước mẹ cần hỗ trợ bé để giúp con vượt qua những ngày khó khăn này.

1

Khi có những dấu hiệu bé bị tiêu chảy cấp, cha mẹ nên làm những điều này:

  • Khi trẻ sốt 38.3 – 38.5 độ C thì bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, giảm đau như Acetaminophen – Cần chú ý thành phần của thuốc trước khi cho con uống, trung bình 10 -15mg/kg/lần.
  • Nếu bé ói mửa nhiều thì bạn cần cho bé ăn và uống chậm, chia làm nhiều bữa nhỏ để giảm nguy cơ nôn ói của trẻ. Bởi vì vào thời điểm này đường ruột và dạ dày của trẻ đang bị bệnh, nên khá nhạy cảm không chấp nhận một lượng lớn thức ăn hay đồ uống cùng một lúc. Khi đó dạ dày sẽ có nguy cơ tự động nôn ói ra ngoài.
  • Khi bé bị nôn ói và tiêu lỏng nhiều lần trẻ sẽ có nguy cơ bị mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải. Chính bởi vậy, mẹ cần cho bé uống nước hoặc sữa hoặc nước điện giải cho bé mỗi ngày. Đối với trẻ đang bú mẹ hoặc bú sữa công thức thì mẹ cần cho con bú nhiều hơn để bù lại nước và điện giải cho bé.
  • Bạn có thể cho bé uống nước trái cây nhưng cần pha loãng 1 phần nước rồi hãy cho bé uống. Bởi vì bệnh tiêu chảy của bé sẽ nặng hơn nếu như trẻ tiêu thụ các đồ uống chứa nhiều đường, nước trái cây là một trong số đó.
  • Hạn chế cho con ăn các thức ăn cứng. Hãy ưu tiên các thức ăn dạng lỏng dễ ăn cho bé để con dễ nuốt và chịu ăn hơn.
  • Khi sử dụng dung dịch điện giải mua ngoài hiệu thuốc mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và liều lượng phù hợp với trẻ để đảm bảo an toàn.

Khi cha mẹ thấy những biểu hiện bé bị tiêu chảy thì cần đưa nhập viện ngay:

  • Trẻ nôn ói nhiều, ăn uống chậm
  • Trẻ không chịu ăn uống, tiêu chảy và nôn ói nhiều
  • Trẻ nôn ói có dịch màu xanh lá cây. Đây chính là dịch từ túi mật.
  • Trẻ đau bụng thường xuyên và đi ngoài nhiều lần
  • Phân đi ngoài có máu
  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc liên tục hoặc ngủ li bì, khó đánh thức
  • Trẻ tiêu chảy 7 ngày liên không hết

Khi bé có những dấu hiệu như trên thì bố mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra về tình hình tiêu chảy của trẻ. Tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

ctvthuy - 10/01/2018
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ
  • Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?
  • Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Cách nấu các món cháo từ thịt heo cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn