Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3

Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tuổi lên 3 của các bé

Hầu hết các cháu trên đang ở độ tuổi có những biến đổi về tâm lý mà khoa học gọi là “khủng hoảng tuổi lên 3”. Hầu như bé nào ở tuổi đó, có thể sớm hoặc muộn hơn một chút, đều gặp phải. Tuy nhiên, mỗi bé có những biểu hiện khác nhau, nhẹ là trở nên bướng bỉnh hơn, không nghe lời bố mẹ, hay nói ngược và đòi làm mọi thứ theo cách của mình hay nặng hơn có thể là hay ăn vạ, cáu kỉnh, đập phá đồ đạc. Mức độ khủng hoảng của các bé phụ thuộc vào môi trường giáo dục. Các bé càng được dạy nhiều kỹ năng, khả năng ngôn ngữ tốt và được bố mẹ giáo dục đúng cách thì mức độ khủng hoảng sẽ ít đi.

Ở độ tuổi này, các bé đã hình thành được một số kỹ năng vận động, ngôn ngữ, khả năng tự phục vụ mình. Trẻ hay so sánh mình với người lớn, muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng của mình, các bé chưa thể tự làm được mọi việc hoặc bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột.

Bên cạnh đó, ở tuổi này, khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt những mong muốn của mình. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn và nổi khùng.

Tiến sĩ Thoa khẳng định, đây là một hiện tượng bình thường, tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Bởi thế, các bậc phụ huynh khi thấy con có những hành vi thái quá chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh. Bởi điều đó chỉ làm các bé thêm căng thẳng, có thể sợ lúc đó mà im lặng nhưng sẽ chất chứa uẩn ức trong lòng và có lúc bột phát, trở nên hung dữ hơn. Chiều chuộng theo mọi yêu cầu của con cũng không phải cách. Nó chỉ giúp củng cố thêm những hành vi tiêu cực ở bé khi nó nhận thấy khóc lóc, ăn vạ hay đập phá là cơ hội để được bố mẹ đáp ứng mọi đòi hỏi.

Hãy cho trẻ vui chơi thật nhiều, nhất là đóng vai

Theo chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm để giúp bé sớm vượt qua được giai đoạn này là tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thật nhiều, nhất là các trò chơi đóng vai. Chẳng hạn như, bé thích làm người lớn nên mẹ có thể cho con giả vờ nấu cơm bằng các đồ chơi (bên cạnh mẹ đang nấu thật) hay bố có thể bày cho bé chơi trò sửa chữa đồ đạc. Bố mẹ cho bé nhập vai vào nhiều tình huống khác nhau và qua đó bé có cơ hội thể hiện bản thân. Bé có thể cùng chơi đóng vai này với nhóm bạn của mình.

3 tuổi cũng là giai đoạn nhu cầu được chơi với bạn bè cùng lứa và mở rộng phạm vi giao tiếp ở trẻ rất lớn. Vì thế bố mẹ nên cho con đến trường mầm non vào tuổi này.

Một điều quan trọng khác là trong bất kỳ tình huống nào bố mẹ cũng cần thật bình tĩnh, đừng bị kích động bởi những biểu hiện của bé. Lúc nào bạn cũng nên tỏ thái độ tôn trọng, đối xử với bé như một người lớn. Chẳng hạn, khi bạn yêu cầu bé làm điều gì, hãy nhẹ nhàng nói với con về điều đó một cách cụ thể, rõ ràng và đừng tỏ thái độ bắt ép hay ra lệnh cho bé.

Khi bé lăn ra ăn vạ, bố mẹ có thể nghiêm sắc mặt, yêu cầu con dừng hành vi đó lại. Nếu bé tiếp tục, bạn có thể lờ đi, thu hút sự chú ý của con sang việc khác. Khi bé vui vẻ trở lại, bạn hãy cùng con thảo luận về những việc làm trước đó, giải thích để bé hiểu điều gì nên và không nên. Thậm chí bạn có thể cùng con “diễn” lại tình huống vừa rồi để bé tự nhận xét và dần dần biết cách cư xử đúng để được người lớn chấp nhận.

Ngoài ra, ở tuổi này, bố mẹ cần hướng dẫn con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thay vì cấm đoán con “không được làm cái này, không được làm cái kia”. Đồng thời bạn nên tiếp tục củng cố khả năng ngôn ngữ của bé, luôn gợi ý để con diễn đạt những điều mình muốn thật rõ ràng. Điều này sẽ giúp bé được giải tỏa và không bị ức chế nữa.

Nếu biết cách giáo dục đúng, các bé sẽ sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng này, khi khoảng 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi.

ctvthuy - 29/03/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tâm lý trẻ em , Tư vấn tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Để con thông minh, cha mẹ đừng quên điều này.
  • Cảnh báo dấu hiệu tự kỷ ở trẻ
  • Đừng tát khi con nói “Con Ghét Mẹ/Cha”
  • Bắt ép con nói tiếng “xin lỗi” có thật sự giáo dục được con?
  • Có nên mua cho bé máy tính riêng không?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn