Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Dinh dưỡng cho trẻ lên 3 tuổi

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bé phát triển một cách toàn diện. Đối với trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi thì điều này càng quan trọng hơn bởi đây chính là giai đoạn mà não của trẻ phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, khi chuẩn bị thực đơn cho trẻ giai đoạn này, bạn cần phải chú ý những điều sau:
1
Dinh dưỡng cho trẻ lên 3 tuổi
Bình thường thì việc phân chia số lần ăn trong ngày của trẻ căn cứ vào độ tuổi để điều chỉnh. Trẻ càng nhỏ thì số bữa ăncần phải chia ra nhiều lần. Trẻ từ 2-3 tuổi thì mỗi ngày nên ăn 4-5 bữa. Đồng thời trong mỗi bữa ăn cần phải có sự sắp xếp hợp lý. Bữa sáng trẻ cần ăn nhiều hơn sau 1 đêm ngủ dậy. Thông thường trẻ sẽ ăn sáng bằng bánh mặn, bánh ngọt, trứng gà, sữa bò, cháo… có thể kết hợp cùng với các loại thức ăn nhẹ khác. Chất dinh dưỡng cho buổi sáng sẽ chiếm khoảng 25% số lượng thức ăn cả ngày.

Bữa trưa là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, nên cho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau… Lượng chất dinh dưỡng cần thiết của bữa trưa chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày của trẻ. Các dưỡng chất cho bữa chiều chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của bé. Các bà mẹ có thể cho trẻ uống những loại như sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả…

Bữa tối nên cho trẻ ăn hơi nhạt, ví dụ như cơm nát, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng trong bữa tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và làm cho trẻ ngủ không ngon.

Ở giai đoạn từ 2-3 tuổi, trẻ đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn. Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất 1 bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào sau giấc ngủ trưa. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh hoạt ở trường…

Bên cạnh thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bạn còn cần phải sắp xếp thời gian ăn và số lần ăn hợp lý thì mới có thể bảo đảm được chất dinh dưỡng cho bé yêu.

ctvthuy - 22/02/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Sự phát triển của trẻ , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Chăm sóc sức khỏe của trẻ từ… cột sống
  • Nguy cơ từ sự “quá tải” khi đến trường
  • Dấu hiệu còi xương, chậm lớn ở bé
  • Phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách
  • Chế độ dinh dưỡng quyết định trí thông minh của trẻ 

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn