Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những cách giúp trẻ 1-2 tuổi giảm bớt sự “hung hăng”

Khi con bạn được 1-2 tuổi thì việc mắng mỏ, kết tội, bảo bé hư hỏng, hung dữ… là cách mà một số cha mẹ làm khi không kìm được cơn giận. Nhưng ở tuổi này, bé chưa biết phân biệt một cách rõ ràng các khái niệm đó. Cần hiểu rằng bé đã hành động không có chủ ý. Cho đến khi thấy “nạn nhân” khóc vì đau thì bé mới bắt đầu hiểu được phần nào, và có thể sẽ khóc òa lên theo bạn vì quá sợ hãi.

5

Giúp bé thể hiện các cảm xúc bằng lời nói

2

 Sự vui vẻ, thân thiện của cha mẹ chính là tấm gương tốt cho con cái noi theo (Ảnh minh họa)

Ở độ tuổi này, vốn ngôn ngữ còn hạn chế nhiều khi khiến bé không làm cho người khác hiểu được mình muốn gì. Vì vậy, bé mới thể hiện bằng hờn dỗi, bằng tay chân, bằng những cú đấm, đẩy, hoặc dùng răng để cắn. Bạn hãy cố gắng hiểu ý của bé và diễn đạt hộ bé như: “À, con cáu giận vì con muốn trèo lên cầu trượt đầu tiên” hay “con không muốn bạn giành mất đồ”. Cách này khiến bé an tâm vì nó chứng tỏ rằng bạn đã hiểu bé, lại giúp bé học và phát triển từ từ khả năng diễn đạt cảm xúc bằng lời.

Đừng bao giờ dùng hành động trả đũa

Một số cha mẹ nhầm tưởng rằng khi bé lên cơn hung hăng đánh bạn thì cứ cho bé hưởng một cú đánh tương tự, bé sẽ hiểu hậu quả hành động của mình. Phương pháp này có thể làm cho bé nhầm tưởng rằng đó là một kiểu giao tiếp được chấp nhận và bé sẽ sẵn sàng cư xử tương tự trong trường hợp khác. Kinh khủng hơn, phương pháp trả đũa này còn làm gia tăng cảm xúc bất lực và sợ hãi của bé, chính vì thế có thể làm tăng thêm sự hung hăng.

Nếu bạn quá giận trước hành động của con và đã cho bé một cái phát vào mông thì cũng cần giải thích cho bé hiểu rõ rằng bạn đã không kiềm chế được tuy hành động đó là không hay. Và hãy làm cho bé hiểu rằng bạn yêu thương bé đến nhường nào.

Từ bỏ những bài thuyết giảng hoặc buộc tội bé

Việc mắng mỏ, kết tội, bảo bé hư hỏng, hung dữ… là cách mà một số cha mẹ làm khi không kìm được cơn giận. Nhưng ở tuổi này, bé chưa biết phân biệt một cách rõ ràng các khái niệm đó. Cần hiểu rằng bé đã hành động không có chủ ý. Cho đến khi thấy “nạn nhân” khóc vì đau thì bé mới bắt đầu hiểu được phần nào, và có thể sẽ khóc òa lên theo bạn vì quá sợ hãi.

Vì vậy, cách tốt nhất để làm cho bé ý thức được dần dần những hành động của mình là bình tĩnh nói: “Bố/mẹ hiểu rằng con không cố ý làm xấu, nhưng con thấy không, khi con kéo tóc bạn, con đã làm cho bạn bị đau, bạn khóc rồi” hoặc “con có quyền cáu nhưng đánh thì không được; thỉnh thoảng bố/mẹ cũng cáu với con nhưng có đánh con đâu”.

Bạn hãy đề nghị bé xin lỗi người bé đã làm đau, như thơm vào má một cái chẳng hạn. Trong trường hợp bé không muốn xin lỗi ngay, bạn cũng đừng bắt buộc; nhưng cứ mỗi lần bé hung hăng với bạn, dù là hành động rất nhỏ, bạn cũng cần lặp lại một thái độ tương tự. Dần dần, bé sẽ hiểu và học được cách ứng xử như bạn chờ đợi.

Giúp bé giải tỏa sự hung hăng

Cũng như người lớn, bé có quyền cáu giận một ai đó, chỉ có điều chuyển sự cáu giận đó thành hành động làm đau người khác thì không được. Vậy làm thế nào để giúp bé giải tỏa cơn giận đang dâng lên trong lòng bé đây? Để giải tỏa, bé có thể được phép hét lên trong phòng riêng, trong góc vườn, hoặc hét vào một gốc cây. Bé cũng có thể được phép giải cơn cáu bằng cách đánh vào mấy cái gối hoặc giẫm chân vài cái. Nếu nhìn từ bên ngoài thì mấy hành động này có thể được xem như rất cực đoan, nhưng vấn đề sẽ thay đổi theo thời gian. Vài tháng nữa khi bé làm chủ hơn về ngôn ngữ thì mọi chuyện sẽ khác đi thôi.

Để bé đỡ bị ức chế, bạn hãy giúp bé phân bố năng lượng bằng các hoạt động khác nhau như chơi, chạy nhảy ngoài trời, vui đùa với bố mẹ. Xen kẽ các hoạt động mạnh với các hoạt động nhẹ nhàng.

Và cuối cùng, không bao giờ được quên thời gian dành cho giấc ngủ.

ctvthuy - 13/01/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn giáo dục trẻ em , Tư vấn tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Trang bị kiến thức giới tính cho con gái
  • Để con thông minh, cha mẹ đừng quên điều này.
  • Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng “bạo lực” của trẻ.
  • Phương pháp dạy con biết yêu thương con người
  • 10 dấu hiệu nhận biết con đang nói dối

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn