Nước có gas nếu sử dụng quá nhiều, đặc biệt là ở trẻ em sẽ gây nên các bệnh như béo phì, tiểu đường. Ngoài ra, việc uống các loại nước này trước bữa ăn còn gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ, giảm khả năng hấp thụ vitamin, muối khoáng hay các chất dinh dưỡng từ bữa ăn chính. Hiện nay, có rất nhiều trẻ em nghiện nước có ga, nước ngọt. Tuy nhiên, khả năng gây nghiện chỉ là 1 phần nhỏ trong các tác hại nguy hiểm mà loại nước giải khát này mang lại cho trẻ. Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã tìm ra vô số các tác hại nguy hiểm từ loại nước ngọt có ga, hãy cùng tìm hiểu nhé
1.Giảm lượng chất dinh dưỡng
Uống nhiều nước ngọt khiến trẻ không ăn đủ lượng thức ăn giàu chất dinh dưỡng trong bữa chính, không uống đủ sữa và dẫn tới mất cân bằng năng lượng. Cơ thể không tổng hợp đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết làm trẻ có thể bị suy dinh dưỡng. Điều này đặc biệt bất lợi cho các giai đoạn phát triển của trẻ, nhất là thanh thiếu niên.
Uống nhiều nước ngọt có ga sẽ làm hại men răng, gây sâu răng (Ảnh minh họa)
2. Thúc đẩy sâu răng
- Nước ngọt có ga còn làm hại men răng. Các acid có trong nước ngọt có ga như phosphoric, citric… cộng với chất đường là các tác nhân làm mòn, hủy hoại men răng, gây sâu răng cho bé.
- Ngoài ra còn có nguyên nhân khác là thức uống ngọt thúc đẩy sự mất mát canxi trong cơ thể. Do đó, răng trở nên mỏng manh, dễ tổn thương hơn. Trẻ uống nước ngọt càng nhiều, nguy cơ sâu răng càng cao.
Đọc thêm: Trẻ từ 3 – 6 tuổi bị sâu răng nên làm gì?
3. Loãng xương và gãy xương
- Kết quả một cuộc nghiên cứu cho thấy nước ngọt và giảm mật độ xương có mối quan hệ với nhau. Một số nước ngọt có ga chứa phosphoric, khi hấp thu nhiều vào cơ thể sẽ tăng đào thải canxi qua nước tiểu, làm giảm nguồn canxi cung cấp cho quá trình tạo xương. Vì thế, uống nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương.
- Mặt khác, khi chế độ ăn hàng ngày của trẻ vẫn chưa đáp ứng được lượng canxi cần thiết, tức là nguồn canxi đầu vào vốn rất thiếu, lại thêm uống nhiều nước ngọt có gas khiến việc đào thải canxi nhanh càng khiến trẻ thiếu canxi, dẫn đến còi xương.
Trẻ uống nước có ga sẽ thiếu canxi dẫn đến còi xương (Ảnh minh họa)
4. Sỏi thận
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống quá nhiều đồ uống ngọt với sỏi thận và sỏi đường tiết niệu có liên quan đáng kể. Theo kết quả phân tích cho thấy uống nước ngọt làm giảm lượng canxi và kali, tăng lượng sucrose, có thể gây tăng nguy cơ sỏi thận.
5. Rối loạn tiêu hóa
- Nước ngọt có ga chứa các acid, khí gas sẽ tác động đến dạ dày có thể gây cồn cào, tổn thương niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, acid phosphoric có thể làm vô hiệu hóa acid hydrochloric trong dạ dày, dẫn tới đầy hơi và khó tiêu. Vì vậy, các mẹ không nên cho bé uống quá nhiều sau khi ăn, đặc biệt tránh uống nước ngọt khi đói hoặc trước lúc đi ngủ.
6. Phát triển thể lực kém
- Do cung cấp thêm cho cơ thể bé 1 lượng đường đáng kể, nước ngọt khiến trẻ dễ bị dư thừa năng lượng, dẫn tới thừa cân béo phì. Nhất là đối với trẻ vừa thích uống nước ngọt lại vừa ít vận động.
- Hơn nữa, hàm lượng đường trong các loại nước ngọt có gas rất cao, nếu uống nhiều, năng lượng không tiêu thụ hết dẫn đến tích tụ thành lớp mỡ dưới da sẽ khiến cơ thể béo phì. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn của các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch gây nguy hại lâu dài cho sức khoẻ của trẻ.
7. Và nhiều nguy cơ sức khỏe khác
- Ngoài ra, phẩm màu, hương liệu, phụ gia, chất bảo quản (đặc biệt là sodium benzoate) trong nước ngọt có ga cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé khi uống thường xuyên. Đây là những chất bị cho là nghi phạm của bệnh ung thư.
- Ví dụ như chất sulphites gây gia tăng bệnh hen suyễn ở trẻ, chất fructore có thể gây ra hội chứng đau dạ dày. Đặc biệt là chất sodium benzoate khi tác dụng với acid ascorbic trong nước uống có ga sẽ tạo ra chất benzene, một chất đã bị nhiều nghiên cứu kết luận rằng có khả năng gây ung thư máu và vài bệnh ung thư khác.
- Một số loại nước ngọt có ga có chứa cafein gây tác động xấu đến tim mạch khi sử dụng quá độ.